UPS LÀ GÌ?
- Ngày đăng: 24-10-2022
UPS là một thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng được sử dụng trong các trường hợp khi có các sự cố về điện xảy ra. Vậy UPS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của UPS như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về UPS là gì nhé!
UPS là gì? Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của UPS
UPS là một thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng được sử dụng trong các trường hợp khi có các sự cố về điện xảy ra. Vậy UPS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của UPS như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về UPS là gì nhé!
UPS là gì?
UPS là tên viết tắt của cụm từ Tiếng anh Uninterruptible Power Supply, hay còn được gọi với cái tên khác là bộ lưu điện. UPS được sử dụng với mục đích để cung cấp điện năng trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài nhằm duy trì sự hoạt động của của thiết bị điện khi gặp phải các sự cố về điện.
UPS là gì?
Phân loại UPS
UPS gia đình
Trong gia đình, khi tình trạng mất điện xảy ra thì giải pháp tốt nhất hiện nay đó là sử dụng thiết bị UPS với công suất tải từ 3 – 4 Kw trở xuống. Chức năng của UPS là chuyển đổi điện năng kỹ thuật số.
Thiết bị lưu điện được dùng với mục đích là để chuyển đổi dòng điện từ ắc quy thành dòng điện xoay chiều dạng sóng sin chuẩn có tần số là 50Hz. Chúng khá giống so với mạng lưới điện hạ áp quốc gia. Một số ưu điểm của UPS gia đình là:
- Có giá thành sản phẩm thấp, phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại đa số gia đình.
- Hoạt động êm nhẹ, không gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình sử dụng.
- Thân thiện với môi trường.
UPS công nghiệp
Hiện nay UPS là thiết bị được sử dụng khá nhiều trong các xí nghiệp, tòa nhà, trung tâm thương mại, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Bộ lưu điện UPS công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng là đảm bảo về độ bền giúp cho thiết bị điện của các khu công nghiệp. Từ đó nhằm hạn chế hiện tượng chập, cháy, sụt điện ảnh hưởng tới sản xuất. Ưu điểm của bộ lưu điện công nghiệp là:
- Bảo vệ nguồn điện một cách tối đa và thời gian lưu điện lâu dài.
- Người dùng sẽ không mất quá nhiều thời gian để chuyển mạch. Từ đó giúp hệ thống thiết bị điện được cung cấp nguồn điện năng ổn định một cách thường xuyên.
- Tiết kiệm những chi phí bảo dưỡng thiết bị thường xuyên.
Cấu tạo của UPS là gì?
Cấu tạo của UPS
UPS bao gồm các thành phần chính như:
- Bình ắc quy (Battery): Có chức năng lưu giữ điện năng.
- Bộ sạc (Charger): Dùng để sạc hoặc nạp nguồn điện cho ắc quy.
- Bộ chỉnh lưu ((Rectifier): Có chức năng chuyển dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều.
- Bộ nghịch lưu ((Inverter): Có chức năng chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều.
Nguyên lý hoạt động của bộ lưu điện UPS là gì?
Nguyên lý hoạt động chung của tất cả các loại lưu điện là: Tích trữ năng lượng bằng ắc quy. Hoạt động này dựa trên việc biến đổi điện áp của dòng điện một chiều từ ắc quy sang dòng điện xoay chiều. Dù hiện nay UPS có nhiều loại với mẫu mã, kiểu dáng, kích thước, đơn vị sản xuất khác nhau… nhưng điểm giống nhau của các loại này đều có chung một nguyên lý hoạt động.
Ưu và nhược điểm của UPS là gì?
Ưu điểm
- Việc chuyển đổi từ nguồn điện chính sang UPS nhanh chóng, tốn ít thời gian.
- Thời gian đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nhanh chóng.
- UPS có rất nhiều loại khác nhau, đa dạng về mẫu mã, kích thước, nhà sản xuất… Từ đó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động êm nhẹ, không gây ra tiếng ồn lớn trong quá trình sử dụng.
- So với máy phát điện thì UPS tiết kiệm chi phí bảo trì hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì bộ lưu điện còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không có khả năng chạy các thiết bị nặng bởi nguồn ắc quy và pin của UPS là có giới hạn.
- Độ bền của bộ lưu điện phụ thuộc vào chất lượng của ắc quy, pin. Chính vì vậy nếu sử dụng Pin không đạt tiêu chuẩn thì sẽ tốn khá nhiều chi phí để thay Pin thường xuyên.
- Việc lắp đặt UPS đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật.
Ưu và nhược điểm của UPS
Ứng dụng của UPS là gì?
Hiện nay, hệ thống lưu điện UPS thường được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, quốc phòng, y tế, công nghiệp, hộ gia đình… Với các thiết bị được sử dụng rộng rãi như: Hệ thống camera an ninh, cửa cuốn, đèn chiếu sáng, hệ thống máy chủ, máy tính, các thiết bị máy móc trong y tế… nhằm đảm bảo không làm gián đoạn các hoạt động, không làm mất dữ liệu, giảm thiểu tổn thất và rủi ro khi có các sự cố về điện xảy ra.
Cách sử dụng bộ lưu điện
- Tổng công suất của các thiết bị ngoại vi luôn nhỏ hơn công suất của hệ thống lưu điện. Vì vậy nếu giá trị này lớn hơn thì sẽ xảy ra trường hợp quá tải. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.
- Sạc đầy ắc quy trước lần sử dụng đầu tiên, thời gian sạc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong quá trình sử dụng, không nên để ắc quy hết sạch Pin bởi sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Lựa chọn vị trí đặt hệ thống lưu điện thoáng mát, thông thoáng, tránh nơi có chứa các chất dễ gây cháy nổ, ẩm thấp.
Những điều cần lưu ý khi mua bộ lưu điện UPS
Những điều cần lưu ý khi mua bộ lưu điện
Để tránh tình trạng “tiền mất tật mang” thì khi mua bộ lưu điện UPS bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Để đảm bảo thiết bị đạt chất lượng và có độ bền cao thì bạn nên lựa chọn bộ lưu điện từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Apollo, Hyundai, Santak…
- Trong quá trình chọn mua cũng nên lưu ý đến chất liệu của thiết bị. Nên chọn bộ lưu điện được làm từ các loại vật liệu chắc chắn, độ bền cao và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Tùy vào mục đích sử dụng như dùng trong nhà, trong khu công nghiệp, dùng với công suất nhỏ hay lớn… mà bạn có thể chọn loại UPS sao cho phù hợp để vừa tiết kiệm được chi phí, vừa mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin về UPS là gì mà smartplc.com.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về bộ lưu điện cùng những ưu điểm vượt trội của nó!
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
LoRa LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 575
LoRa là gì ? Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần được nghe đến công nghệ này hay cụm từ này. Đây là một khái niệm công nghệ mới. LoRa là một công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa, năng lượng thấp và an toàn cho các ứng dụng M2M và IoT. LoRa được sử dụng để kết nối không dây giữa các thiết bị với nhau. Các thiết bị đó là cảm biến đo lường, sinh trác học, con người, động vật … với dữ liệu nền tảng đám mây.
-
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 1181
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Điềm khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin để các bạn nắm rõ hơn về hai khái nhiệm này. Hiểu được khái niệm này giúp chúng ta lựa chọn các thiết bị đo áp suất chín xác nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
-
Na2CO3 LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 476
Na2CO3 là gì ? đây là chất hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống. Tuy là muối nhưng Na2CO3 là một chất ăn mòn nên không được dùng trong chế biến thực phẩm. Natri cacbonat, còn gọi là soda, là một loại muối cacbonat của natri có công thức hóa học là Na2CO3. Na2CO3 có nhiều trong tự nhiên như nước khoáng, nước biển, tro của rong biển và muối mỏ trong lòng đất. Theo các ghi chép lịch sử, từ 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đã biết khai thác Na2CO3. Đến thế kỷ XV – XVI, tro rong biển đã được dùng để sản xuất xà phòng và thủy tinh.
-
CÁC DÒNG CẢM BIẾN ĐO MỨC SILO THÔNG DỤNG
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 378
Các dòng cảm biến đo mức silo thông dụng hiện nay gồm những dòng nào ? đặc điểm kỹ thuật của từng dòng là như thế nào ? Trong bài này chúng tôi chia sẻ với các bạn về các dòng cảm biến mực nước và các dòng chất rắn được dùng phổ biến trong công nghiệp. Với các ứng dụng khác nhau thì sẽ có phương pháp đo mức khác nhau. Trong bài này chúng tôi chia sẻ về dòng :
-
CHUYỂN ĐỘ C SANG ĐỘ F LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 1419
Chuyển độ C sang độ F như thế nào ? Trong công nghiệp và đời sống, đo nhiệt độ là nhu cầu không thể thiếu. Có nhiều ứng dụng cần phải đo nhiệt độ chính xác. Tuy nhiên hiện nay có hai đơn vị nhiệt độ được dùng khá nhiều đó là độ C và đơn vị độ F. Việc dùng nhiều đơn vị nhiệt độ sẽ gây khó khăn trong quá trình đo lường và giám sát. Trong bài chia sẻ này mình giới thiệu các bạn cách đổi đơn vị nhiệt độ đơn giản nhất.