Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1122 Xem
  1. Ngày đăng: 06-01-2023

Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Điềm khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin để các bạn nắm rõ hơn về hai khái nhiệm này. Hiểu được khái niệm này giúp chúng ta lựa chọn các thiết bị đo áp suất chín xác nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối

Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối

Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Điềm khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin để các bạn nắm rõ hơn về hai khái nhiệm này. Hiểu được khái niệm này giúp chúng ta lựa chọn các thiết bị đo áp suất chín xác nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối

Áp suất là một đại lượng vật lý được chúng ta biết đến trong quá trình học tập trên ghế nhà trường. Áp suất là độ lớn của của áp lực bị chèn ép trên một diện tích nhất định. Trong khi đó, áp lực là lực ép có phương vuông góc với bề mặt bị ép. Hiểu một cách đơn giản thì áp suất được sinh ra khi có một lựa tác động theo chiều vuông góc lên bề mặt.


Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối

Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Áp suất là gì ?

Theo hệ đo lường quốc tế (SI), đơn vị đo của áp suất dựa theo đơn vị của lực trên bề mặt tác động đó là N/m2. Đơn vị đó được gọi là Pascal (Pa), được đặt theo tên của nhà toán học, vật lý người Pháp Blaise Pascal. Trong đó : 1N/m2 = 1Pa

Tuy nhiên vì đơn vị Pa có giá trị nhỏ nên nơi chuyển sang dùng đơn vị Bar. Tùy vào từng khu vực trên thế giới mà áp suất có những đơn vị đo khác nhau. Châu Âu sử dụng Bar, châu Á dùng Pa, châu Mỹ lại dùng PSI,…

Công thức tính áp suất – Dựa theo các định nghĩa của áp suất, công thức chung nhất cho việc tính áp suất đó chính là: P = F/S

Trong đó:

  • P: là áp suất có đơn vị đo là (N/m2), (Pa), (Bar), (mmHg), (Psi)
  • F: là lực tác động vuông góc lên bề mặt ép (N)
  • S: là diện tích bề mặt bị ép (m2)

Cách quy đổi các đơn vị đo của áp suất.

1Pa = 1 N/m2 = 760 mmHg

1mmHg = 133,322 N/m2


Bên trái áp suất tuyệt đối, bên phải áp suất tương đối
Bên trái áp suất tuyệt đối, bên phải áp suất tương đối

1- Áp Suất Tương Đối Là Gì ?

Áp suất tương đối được gọi là áp suất khí quyển đã hiệu chỉnh. Nó là phép đo áp suất mà một cột không khí sẽ tạo ra ở mực nước biển. Để xác định áp suất khí quyển đã hiệu chỉnh, một phép đo áp suất không khí tuyệt đối được thực hiện cùng với phép đo độ cao. Áp suất không khí tương đối của cột đó là lượng áp suất không khí mà nó sẽ tạo ra ở mực nước biển. Ở trạng thái áp suất không khí thì áp suất tương đối sẽ báo là 0 bar. Có đến 90% các thiết bi đo áp suất hiện nay đo theo thang đo áp suất tương đối.  Áp suất tương đối là số không tham chiếu chống lại áp suất không khí môi trường xung quanh, do đó, nó bằng áp suất tuyệt đối trừ áp suất khí quyển. Dấu hiệu tiêu cực thường bị bỏ qua.


Thiết bị đo áp tương đối
Thiết bị đo áp tương đối

2- Áp Suất Tuyệt Đối Là Gì ?

Áp suất khí quyển tuyệt đối là sự so sánh bao nhiêu áp suất do khí quyển tạo ra so với chân không, một không gian hoàn toàn không có khí. Áp suất không khí trong chân không sẽ bằng không, Vì không có khí nào tạo áp suất lên các vật thể. Áp suất khí quyển tuyệt đối được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu khoa học và các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi dữ liệu chính xác. Phép đo được gọi là “áp suất không khí hiệu chỉnh” được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng khác, như báo cáo thời tiết. Tại trang thái bình thường thì áp suất tuyệt đối của áp khí quyển là 1.01 bar = 1 atm. Áp suất tuyệt đối là số không tham khảo đối với một chân không hoàn hảo, vì vậy nó là bằng nhau để đánh giá áp suất cộng với áp suất khí quyển


Thiết bị đo áp tuyệt đối
Thiết bị đo áp tuyệt đối

3- Các Đơn Vị Đo Áp Suất Thường Dùng 

Đo áp suất là một trong những thiết bị đo lường được dùng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên tùy khu vực sản xuất thiết bị khác nhau mà có các đơn vị khác nhau. Điều nay gây khó cho một số người dùng. Để tiện cho việc đo áp suất và đọc giá trị áp suất. Chúng ta sẽ quy chuẩn về một đơn vị đó là bar.

Theo Wiki thì Bar là một đơn vị đo áp suất, nhưng không phải là một phần của hệ thống đơn vị quốc tế (SI). Đó là chính xác bằng 100 000 Pa và hơi thấp hơn so với áp suất khí quyển trung bình trên Trái đất tại mực nước biển. Bar và milibar được giới thiệu bởi nhà khí tượng học người Na Uy Vilmus Bjerknes, người sáng lập ra phương pháp dự báo thời tiết hiện đại.


Đổi đơn vị áp suất thế nào
Đổi đơn vị áp suất thế nào
  • 1 bar = 750 Torr
  • 1 bar = 1000 mbar
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 0.1 Mpa
  • 1 bar = 0.0145 Ksi
  • 1 bar = 401.5 inH2O
  • 1 bar = 100 Kpa
  • bar = 10.19 mH2O
  • 1 bar = 1.02 kg/cm²
  • 1 bar = 10197.16 kg/m²
  • 1 bar = 100000 Pa
  • 1 bar = 0.99 atm
  • 1 bar = 14.5 psi
  • 1 bar = 750 mmHg

Đó là một số thông tin mà mình chia sẻ về Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối. Một số thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn.  Hẹn gặp các bạn trong bài chia sẻ khác.
 

Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm

Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC

Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hải Phòng : Trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Xi Măng, 3 Hà Nội - Hải Phòng, Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng 04000, Việt Nam

SĐT/Zalo: 0988 803 232

Website: https://smartplc.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech

Bài viết khác