TRANSISTOR VÀ RELAY OUTPUT

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 1037 Xem
  1. Ngày đăng: 06-10-2022

Khi mua PLC, một trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta quan tâm nhất là kiểu ngõ ra. Có nghĩa là nên chọn ngõ ra Transistor hay Relay? Nếu bạn cũng đang thắc mắc câu hỏi trên thì theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí Transistor Output và Relay Output là gì nhé!

Transistor và Relay Output là gì? Nên sử dụng Transistor hay Relay

Khi mua PLC, một trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta quan tâm nhất là kiểu ngõ ra. Có nghĩa là nên chọn ngõ ra Transistor hay Relay? Nếu bạn cũng đang thắc mắc câu hỏi trên thì theo dõi bài viết dưới đây để được chúng tôi bật mí Transistor Output và Relay Output là gì nhé!

Relay Output là gì?

Relay hay rơ-le là tên gọi chung chúng ta hay dùng. Dòng điện chạy qua cuộn dây của relay sẽ tạo ra một từ trường hút một đòn bẩy và thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Ưu điểm của lớn nhất của ngõ ra Rơ-le là có thể sử dụng được cả điện áp xoay chiều và một chiều với nhiều mức khác nhau. Bên cạnh đó dòng điện tối đa cho phép có thể lên tới 5A. Còn nhược điểm của loại ngõ ra này là độ bền không cao, tần số đóng ngắt bị giới hạn.

Relay là gì?

Relay là gì?

Tiếp điểm NO và NC

NO (Normally Open) hay tiếp điểm thường mở:

  • Ở trạng thái relay không bị tác động (cuộn dây không có dòng điện chạy qua) => tiếp điểm ở trạng thái mở => mạch hở => tải không hoạt động.
  • Ở trạng thái relay bị tác động (cuộn dây có dòng điện chạy qua) => tiếp điểm ở trạng thái đóng => mạch kín => tải hoạt động.

Tiếp điểm NO và NC

Tiếp điểm NO và NC

NC (Normally Closed) hay tiếp điểm thường đóng:

Trái ngược hoàn toàn với tiếp điểm NO là tiếp điểm NC. Đặc điểm của tiếp điểm thường đóng là:

  • Ở trạng thái relay không bị tác động (cuộn dây không có dòng điện chạy qua) => tiếp điểm ở trạng thái đóng => mạch kín => tải hoạt động.
  • Ở trạng thái relay bị tác động (cuộn dây có dòng điện chạy qua) => tiếp điểm ở trạng thái mở => mạch hở => tải không hoạt động.

Transistor Output là gì?

Transistor Output hay còn được gọi là ngõ ra Transistor. Đây là loại đóng ngắt bằng linh kiện bán dẫn. Ưu điểm lớn nhất của Transistor Output là có độ bền cao, chịu được số lần đóng ngắt nhiều, tần số phát xung lớn lên tới hàng trăm kHz. Còn nhược điểm của nó là không sử dụng được điện áp xoay chiều. Bên cạnh đó dòng điện đi qua nó chỉ giới hạn ở khoảng dưới mức 0.5A.

Transistor NPN và PNP

Transistor NPN và PNP

Transistor NPN và PNP

Transistor NPN (Negative Positive Negative):

CPN yêu cầu dòng điện dương đến B. Transistor NPN sẽ làm việc trong điều kiện phải đủ nguồn từ B đến E. Do đó, đầu B phải được kết nối với điện áp dương. Còn E phải được kết nối với điện áp âm để dòng điện đảm bảo chạy qua B đến E. Khi có đủ nguồn chạy từ B vào E thì Transistor sẽ tự động làm việc. Và chúng sẽ chuyển hướng dòng điện chạy từ C đến E thay vì từ B tới E.

Transistor PNP (Positive Negative Positive):

PNP yêu cầu dòng điện âm đến B. Transistor PNP hoạt động hoàn toàn ngược lại với Transistor NPN. Đối với Transistor PNP, dòng điện thường sẽ chạy ngược lại từ E đến B. Transistor sẽ làm việc khi có đủ dòng điện chạy từ E đến B. Và chúng sẽ chuyển hướng dòng điện chạy từ E sang C. Do đó, E phải được kết nối với điện áp dương còn B phải được kết nối với điện áp âm để dòng điện chạy qua từ E đến B. Trong đó B, E, C là tên viết tắt của các cụm từ:

B – base terminal; E – emitter terminal và C – collector terminal

Sink và Source

Sink và Source

Sink và Source

Sink và Source (Sinking và Sourcing) là hai thuật ngữ khá phổ biến. Chúng được sử dụng để xác định việc điều khiển dòng điện một chiều trong tải.

  • Sink digital I/O (input/output) sẽ cung cấp kết nối nối đất với tải.
  • Source digital I/O sẽ cung cấp nguồn điện áp cho tải.

Common và Isolated

Common (chung):

  • Ưu điểm: Giảm thiểu được số lượng đầu cấp và dây cấp nguồn.
  • Nhược điểm: Chỉ sử dụng được một mức điện áp nhất định.

Isolated (độc lập):

  • Ưu điểm: Có thể sử dụng được nhiều mức điện áp khác nhau.
  • Nhược điểm: Có giá thành cao hơn, cần nhiều đầu cấp và dây cấp nguồn hơn so với Common.

Nên chọn ngõ ra Transistor hay Rơ-le

Relay Output là gì?

Nên chọn ngõ ra Transistor hay Rơ-le

Nếu sử dụng cấp điện áp để cấp cho nhiều loại tải khác nhau ví dụ như 220Vac, 110Vac, 48Vdc, 24Vdc, 5Vdc…. thì để tiết kiệm chi phí bạn có thể sử dụng ngõ ra kiểu Rơ-le.

Còn trong trường hợp nếu muốn sử dụng ngõ ra để phát xung điều khiển động cơ Servo, động cơ bước hay một ứng dụng gì đó cần tới xung thì ngõ ra kiểu Transistor là lựa chọn hợp lý. Ngoài ra trong trường hợp yêu cầu có số lần đóng ngắt nhiều, đóng ngắt nhanh hoặc đơn giản chỉ là muốn tăng tuổi thọ thì ngõ ra Transistor cũng là lựa chọn hợp lý mà bạn nên cân nhắc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Transistor Output và Relay Output là gì mà smartplc.com.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin hữu ích về 2 loại ngõ ra Transistor và Rơ-le!


Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC

Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hải Phòng : Trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Xi Măng, 3 Hà Nội - Hải Phòng, Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng 04000, Việt Nam

SĐT/Zalo: 0988 803 232

Website: https://smartplc.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech

Email: infor.smartplc@gmail.com

 

 

Bài viết khác