SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUÁ TẢI (OVERLOAD ) VÀ NGẮN MẠCH (SHORT CIRCUIT )
- Ngày đăng: 29-11-2022
Trong lĩnh vực Điện dân dụng hay Điện công nghiệp. Bạn từng nghe nhắc đến hai cụm từ “Ngắn mạch” và “Quá tải”. Đây là các sự cố về điện mà bạn nên biết. Để có những lựa chọn chính xác trong quá trình triển khai lắp đặt. Cũng như đưa ra những quyết định xử lý kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp. Bài viết sẽ trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để giúp bạn hiểu rõ 02 khái niệm này.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA QUÁ TẢI (OVERLOAD ) VÀ NGẮN MẠCH (SHORT CIRCUIT )
Trong lĩnh vực Điện dân dụng hay Điện công nghiệp. Bạn từng nghe nhắc đến hai cụm từ “Ngắn mạch” và “Quá tải”.
Đây là các sự cố về điện mà bạn nên biết. Để có những lựa chọn chính xác trong quá trình triển khai lắp đặt. Cũng như đưa ra những quyết định xử lý kịp thời trong các trường hợp khẩn cấp.
Bài viết sẽ trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để giúp bạn hiểu rõ 02 khái niệm này.
Hiện tượng ngắn mạch (Short Circuit) là gì ?
– Để hiểu rõ hơn về trường hợp ngắn mạch. Chúng ta hay xét một mạch gồm một bóng đèn kết nối với một ắc quy. Trong đó mạch điện được bảo vệ bởi cầu chì 0.5A.
– Ta giả sử bóng đèn chịu được dòng điện có cường độ 0.2A.
– Nếu ta kết nối 02 cực dương (+) và âm (-) của ắc quy song song với bóng đèn. Hình dưới đây, chúng ta sẽ thấy cường độ dòng điện tăng lên cực đại chạy qua mạch điện này làm đứt cầu chì.
Như vậy ta có thể định nghĩa ngắn gọn hiện tượng ngắn mạch như sau :
– Ngắn mạch là hiện tượng mạch điện cho dòng điện chạy qua. Khi trở kháng của mạch bằng 0 hoặc không đáng kể.
– Đây là sự cố về điện xảy ra khi: Hai cực dương và âm tiếp xúc trực tiếp lại với nhau mà không qua tải.
– Khi bị ngắn mạch, giá trị điện áp sẽ trở về 0. Cường độ dòng điện chạy qua phụ thuộc vào trở kháng của mạch điện.
Hiện tượng quá tải (Overload) là gì ?
Xét một mạch điện như trường hợp trên. Ta sẽ nối thêm nhiều bóng đèn song song vào mạch điện như hình sau:
Khi đó, cường độ dòng điện chạy qua tải sẽ tăng lên vượt qua ngưỡng cho phép. Hoặc giá trị định mức của cầu chì khiến cho cầu chì bị đứt hoặc hỏng.
Hiện tượng này được gọi là quá tải (Overload).
Như vậy ta có thể định nghĩa ngắn gọn hiện tượng quá tải như sau :
– Quá tải là sự cố về điện xảy ra khi dòng điện chạy qua mạch điện vượt quá giá trị cho phép. Hay giá trị định mức của mạch.
– Khi bị quá tải, giá trị điện áp có thể giảm nhưng sẽ không rơi về giá trị 0.
Lời kết cho bài viết về hiện tượng Ngắn mạch và Quá tải:
Bên trên là thông tin mô tả ngắn gọn hai khái niệm quá tải và ngắn mạch. Giúp bạn thấy được sự khác nhau giữa hai hiện tượng này.
Trong cuộc sống thực tế, ắt hẳn bạn đã gặp sự cố này đôi ba lần mà bạn không để ý tới đúng không nào ?
Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn thiết bị điện phù hợp. Cũng như nắm bắt được hạn mức chịu đựng của các thiết bị bị bảo vệ như CB, cầu dao,… Đồng thời thông qua đó giúp bạn có những phản ứng kịp thời. Trong các tình huống sự cố quá tải, ngắn mạch xảy ra đột ngột mà cán bộ kỹ thuật điện không thể tới ứng cứu kịp.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm:
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
TỤ ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 443
Tụ điện là gì ? Tụ điện là một trong các linh kiện quan trọng nhất trong chế tạo mạch điện. Vậy tụ điện có cấu tạo và chức năng là gì ? Tụ điện có đặc điểm và ứng dụng nổi bật nào? Thông qua bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các loại tụ điện.
-
CẶP NHIỆT ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 375
Cặp nhiệt điện là gì ? Đây là thiết bị đo nhiệt độ thông dụng hiện nay. Được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp. Nguyên lý làm việc của cặp nhiệt điện là dựa vào sự thay đổi điện áp theo nhiệt độ của cặp kim loại. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mối nối giữa hai kim loại khác nhau tạo ra một điện áp nhỏ. Chúng hoạt động dựa vào một nguyên lý được gọi là hiệu ứng Seebeck. Nhà khoa học Seebeck đã khám phá ra hiện tượng này vào năm 1821.Trong những năm sau đó cặp nhiệt điện đã trở thành loại cảm biến nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất. Từ cặp nhiệt điện (thermocouple) được ghép từ hai từ: “thermo” có nghĩa là nhiệt và “couple” có nghĩa là mối nối.
-
BIẾN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 540
Biến trở là gì ? Công dụng của biến trở là gì ? Chức năng của biến trở. Ngay từ những ngày học vật lý thì ta đã tiếp xúc với linh kiện biến trở. Vậy biến trở có chức năng gì trong mạch điện. Biến trở và điện trở khác nhau như thế nào ? Điện trở là gì ? Bien tro la gi ? Dien tro la gi ?. Tại sao phải sử dụng biến trở điện trở ?
-
ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 503
Điện trở được đo bằng ohms, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp omega (Ω). Ohms được đặt theo tên của Georg Simon Ohm (1784-1854), một nhà vật lý người Đức, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Ông được cho là người đã xây dựng nên Định luật Ohm.
-
MẠCH IN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 0
Mạch in là gì ? Theo wiki chúng ta định nghĩa mạch in như sau: Bảng mạch in hay bo mạch in (printed circuit board – PCB), đôi khi gọi tắt là mạch in, là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện.