ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
Điện trở được đo bằng ohms, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp omega (Ω). Ohms được đặt theo tên của Georg Simon Ohm (1784-1854), một nhà vật lý người Đức, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Ông được cho là người đã xây dựng nên Định luật Ohm.
ĐIỆN TRỞ LÀ GÌ ?
Điện trở được đo bằng ohms, được ký hiệu bằng chữ cái Hy Lạp omega (Ω). Ohms được đặt theo tên của Georg Simon Ohm (1784-1854), một nhà vật lý người Đức, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện và điện trở. Ông được cho là người đã xây dựng nên Định luật Ohm.
Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R ( resistance). Nó là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu.
Các vật chất được chia làm hai dạng chính là chất cách điện và chất dẫn điện.
- Chất dẫn điện: Vật liệu cung cấp rất ít điện trở, nơi các electron có thể di chuyển dễ dàng. Ví dụ: bạc, đồng, vàng và nhôm.
- Chất cách điện: Vật liệu có điện trở cao và hạn chế dòng electron. Ví dụ: Cao su, giấy, thủy tinh, gỗ và nhựa.
Cấu tạo của Điện trở
Đây là một trong những loại điện trở phổ biến nhất, có giá rẻ và được sử dụng trong cách mạch điện. Cấu tạo điện trở carbon bao gồm chất tro (bột gốm) và than chì.
Trong đó, tỷ lệ than chì và gốm sẽ quyết định giá trị điện trở theo tỉ lệ nghịch. Có nghĩa là tỉ lệ này thấp thì giá trị điện trở sẽ tăng cao và ngược lại.
Hỗn hợp trên sẽ được tạo thành hình trụ, có 2 dây kim loại ở mỗi đầu để kết nối được với điện. Khối trụ này có lớp vỏ cách điện bên ngoài và có các vòng màu để ký hiệu giá trị.
Đơn vị của điện trở là gì ?
Khi đặt một hiệu điện thế qua một chất thì sẽ có dòng điện chạy qua chất đó. Hiệu điện thế đặt qua chất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua chất đó. Hằng số của tỷ lệ thuận là điện trở. Do đó điện trở được định nghĩa là tỷ số giữa hiệu điện thế đặt vào dòng điện qua chấtTừ định nghĩa của điện trở, có thể nói rằng đơn vị của điện trở là vôn trên ampe. Một đơn vị của điện trở là điện trở như vậy gây ra dòng điện 1 ampe chạy qua nó khi đặt hiệu điện thế 1 vôn trên điện trở. Đơn vị của điện trở là vôn trên ampe được gọi là ohm (Ω) theo tên của nhà vật lý vĩ đại người Đức George Simon Ohm, ông nổi tiếng với định luật Ohm chỉ áp dụng cho điện trở thuần. Đơn vị ohm thường được sử dụng cho các giá trị điện trở vừa phải nhưng có thể có giá trị điện trở rất lớn cũng như rất nhỏ được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Bảng giá trị điện trở được mô tả như sau:
Tên đơn vị | Ký hiệu | Giá trị ohm (Ω) |
Giga Ohm | G Ω | 109 Ω |
Mega Ohm | M Ω | 106 Ω |
Kilo Ohm | K Ω | 103 Ω |
Milli Ohm | m Ω | 10 – 3 Ω |
Micro Ohm | μ Ω | 10 – 6 Ω |
Nano Ohm | n Ω | 10 – 9 Ω |
- 1KΩ = 1000 Ω
- 1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
Cách đọc trị số điện trở
Tiêu chuẩn quốc tế CEI 60757 năm 1983 quy định một bảng mã màu để tính giá trị của một điện trở (cũng áp dụng cho tụ, và một số linh kiện điện tử khác). Trong đó, màu sắc được quy ước thành các chữ số theo bảng sau:
Dựa vào bảng mã màu như hình trên chúng ta đọc giá trị điện trở theo bảng màu như sau:
Đen = 0, Nâu = 1; Đỏ = 2; Cam = 3, Vàng = 4; Lục = 5; Lam = 6; Tím = 7; Xám = 8; Trắng = 9; Hoàng Kim sai số 5%, Bạc sai số 10%
Hướng dẫn đọc điện trở loại 4 màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Điện trở màu Luc, vàng, đỏ, ứng với chữ số là: 5,4,2. Hai chữ số đầu tiên tạo số 54. Chữ số thứ 3 (2) là lũy thừa của 10. Cách tính như sau: 54×10^2=5400Ω
Hướng dẫn đọc điện trở loại 5 màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ: Một điện trở có các vạch màu đỏ, tím, luc, nâu, nâu, ứng với các chữ số là 2,7,5,1,1. Giá trị được tính như sau: 275×10^1±1%=2750Ω±1%
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
TỤ ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 462
Tụ điện là gì ? Tụ điện là một trong các linh kiện quan trọng nhất trong chế tạo mạch điện. Vậy tụ điện có cấu tạo và chức năng là gì ? Tụ điện có đặc điểm và ứng dụng nổi bật nào? Thông qua bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc về các loại tụ điện.
-
CẶP NHIỆT ĐIỆN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 389
Cặp nhiệt điện là gì ? Đây là thiết bị đo nhiệt độ thông dụng hiện nay. Được ứng dụng chủ yếu trong công nghiệp. Nguyên lý làm việc của cặp nhiệt điện là dựa vào sự thay đổi điện áp theo nhiệt độ của cặp kim loại. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mối nối giữa hai kim loại khác nhau tạo ra một điện áp nhỏ. Chúng hoạt động dựa vào một nguyên lý được gọi là hiệu ứng Seebeck. Nhà khoa học Seebeck đã khám phá ra hiện tượng này vào năm 1821.Trong những năm sau đó cặp nhiệt điện đã trở thành loại cảm biến nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất. Từ cặp nhiệt điện (thermocouple) được ghép từ hai từ: “thermo” có nghĩa là nhiệt và “couple” có nghĩa là mối nối.
-
BIẾN TRỞ LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 577
Biến trở là gì ? Công dụng của biến trở là gì ? Chức năng của biến trở. Ngay từ những ngày học vật lý thì ta đã tiếp xúc với linh kiện biến trở. Vậy biến trở có chức năng gì trong mạch điện. Biến trở và điện trở khác nhau như thế nào ? Điện trở là gì ? Bien tro la gi ? Dien tro la gi ?. Tại sao phải sử dụng biến trở điện trở ?
-
MẠCH IN LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 0
Mạch in là gì ? Theo wiki chúng ta định nghĩa mạch in như sau: Bảng mạch in hay bo mạch in (printed circuit board – PCB), đôi khi gọi tắt là mạch in, là bảng mạch điện dùng phương pháp in để tạo hình các đường mạch dẫn điện và điểm nối linh kiện trên tấm nền cách điện.
-
TÌM HIỂU VỀ INOX 304, INOX 316 VÀ INOX 316L
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 449
Tìm hiểu về INOX 304, INOX 316 và INOX 316L. Đây là các dạng inox được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp và đời sống. Điểm khác biệt của những inox này là gì ? Tín chất của các dòng Inox này có các điểm gì khác biệt. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bào viết sau của chúng tôi. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.