RFID LÀ GÌ ? NHỮNG ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT CỦA RFID
- Ngày đăng: 22-10-2022
RFID là gì? Đây là một công nghệ còn khá mới trên thị trường. Chúng được biết như một thiết bị giúp nhận dạng nhiều đối tượng khác nhau thông qua sử dụng hệ thống sóng vô tuyến. Vậy cơ chế hoạt động và những ứng dụng đặc biệt của RFID ra sao, tìm hiểu ngay nhé!
RFID là gì? Cập nhật ngay những ứng dụng đặc biệt của RFID
RFID là gì? Đây là một công nghệ còn khá mới trên thị trường. Chúng được biết như một thiết bị giúp nhận dạng nhiều đối tượng khác nhau thông qua sử dụng hệ thống sóng vô tuyến. Vậy cơ chế hoạt động và những ứng dụng đặc biệt của RFID ra sao, tìm hiểu ngay nhé!
Bạn biết gì về RFID
RFID là gì?
RFDI bản chính là một ứng dụng công nghệ kết hợp giữa sóng vô tuyến và thiết bị thông minh. Chúng giúp tự động theo dõi, kiểm tra và có thể xác định được vị trí các vật thể.
Chúng sử dụng thẻ điện tử với nhiều thông tin được lưu trữ thông qua hệ thống điện tử. Các thẻ này có thể thu thập năng lượng sóng vô tuyến và phát ra các mã thông tin.
Đặc điểm của RFID
Các đặc điểm cơ bản của hệ thống RFDI bao gồm:
- RFID sử dụng thiết bị không dây nhằm thu phát sóng radio. Chúng không cần sử dụng các đường kẻ vạch sáng như mã mạch, nên dễ dàng sử dụng.
- Tần số hoạt động thiết bị dao động từ 125Khz đến 900Mhz.
- RFID có thể truyền thông tin qua những khoảng cách nhỏ. Chúng thậm chí không cần sự trợ giúp của các thiết bị khác.
- RFID có thể đọc được thông tin ở các môi trường đặc thù như bê tông, tuyết, băng giá, sương mù…
- RFID có thể “xâm phạm” quyền riêng tư của con người với các mục đích khác nhau. Do đó, bạn cần phải cảnh giác và kiểm tra kỹ các vật dụng từ thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng… Chúng có thể phát hiện nhiều thông tin mà không được chủ nhân bị theo dõi cho phép. Thông thường tình huống này gặp phải với các tình trạng theo dõi có mục đích xấu.
Hệ thống RFID có gì?
Tìm hiểu về cấu tạo của RFID
RFDI được tạo thành từ 2 thành phần chính là thiết bị đọc và thiết bị mã có gắn chip. Thông thường, mỗi thiết bị sẽ có một mã số nhất định. 2 phần này sẽ được chia nhỏ thành các thành phần khác cụ thể hơn:
Thẻ RFID
- Chúng có gắn chip và anten, dùng thay thế các hệ thống mã vạch độc nhất trên các sản phẩm.
- Được ứng dụng trong lĩnh vực quản lý bán hàng, quản trị nhân sự, kho bãi và ở các trạm thu phí.
- Chúng được phân thành 2 loại chính là thẻ Passive tag và active tag. Trong đó, thẻ passive tag hoạt động từ việc truyền năng lượng trực tiếp tới các thiết bị đọc. Khoảng cách đọc của thẻ này thường khá ngắn. Trong khi thẻ active tag có khoảng cách đọc lớn hơn nhiều và nhận năng lượng từ pin.
Thiết bị đọc
Chức năng của bộ phận này giúp đọc thông tin từ các thẻ cố định trong RFID.
RFID có thể mã hóa và gắn vào các thẻ điện tử
Ăng-ten
- Chức năng chính giúp liên kết thẻ và thiết bị đọc.
- Cơ chế hoạt động: Thiết bị đọc phát ra tín hiệu sóng sau đó hệ thống ăng-ten sẽ kích hoạt và chúng nhận được tín hiệu từ thẻ đọc.
Server
Thiết bị có chức năng thu nhập và xử lý số liệu cũng như dữ liệu cho toàn bộ hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của RFID
Về nguyên lý hoạt động, cơ chế làm việc của Rfid khá đơn giản. Thiết bị Rfid sẽ phát ra sóng điện từ với một tần số cố định. Sau đó chúng sẽ phủ vùng phủ sóng và giúp thiết bị cảm nhận được sóng điện từ. Việc này giúp tiến trình nhận năng lượng sóng diễn ra đảm bảo hơn. Lúc này tín hiệu sẽ nhận được mã báo và mã hóa.
Sơ đồ hệ thống ứng dụng RFID
Ứng dụng của công nghệ RFID là gì?
Thiết bị RFID được sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau từ hệ thống nhà thông minh đến công trình công cộng và lĩnh vực ý tế
Ứng dụng trong hệ thống nhà thông minh
Lúc này, ngôi nhà sẽ sử dụng các con chip RFID nhằm gắn vào các vật dụng trong gia đình. Lúc này bạn có thể kiểm soát nhiều hoạt động khác nhau từ chu trình, độ an toàn và các thiết bị gia dụng. Việc này hạn chế tốt các rủi ro cháy nổ và tiết kiệm được công sức khi hoàn toàn có thể kiểm soát từ khoảng cách xa.
Trong hệ thống y tế
Đối với một số bệnh nhân đặc biệt, không có ý thức bình thường việc sử dụng RFID có nhiều ý nghĩa. Khi đó, dữ liệu sức khỏe sẽ được ghi lại rõ ràng, thống nhất và cập nhật theo từng khoảng thời gian trên hệ thống.
Trong hệ thống giao thông
Nhiệm vụ chính của RFID nhằm kiểm soát tình hình giao thông tại một thành phố nhất định. Chúng có thể phát hiện sớm các hiểm họa hay cảnh bảo các nguy hiểm và nhiều vấn đề khác.
Các ứng dụng nổi bật nhất
Trong hệ thống quản lý kho
Thiết bị có thể phân loại hàng hóa, vật liệu và nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Cơ chế cho việc này là gắn trực tiếp RFID vào các thiết bị cần theo dõi để chúng cập nhật vị trí và số lượng.
Trong hệ thống sản xuất dây chuyền
Chúng có thể kiểm soát tình hình của dây chuyền sản xuất, đặc biệt xác định được thời gian hoàn thành các dự án công trình. Thiết bị còn giúp khách hàng phát hiện được những lỗi không cần thiết đang có ở dây chuyền sản xuất.
Có thể thấy được những ứng dụng của RFID là vô cùng nhiều. Chúng không chỉ được coi là công nghệ của cuộc sống hiện đại mà còn là cách thức để phục vụ nhiều hoạt động khác nhau của con người. Hy vọng bài viết này đã giúp khách hàng hiểu RFID là gì cùng những kiến thức hữu ích nhất về RFID.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
LoRa LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 575
LoRa là gì ? Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần được nghe đến công nghệ này hay cụm từ này. Đây là một khái niệm công nghệ mới. LoRa là một công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa, năng lượng thấp và an toàn cho các ứng dụng M2M và IoT. LoRa được sử dụng để kết nối không dây giữa các thiết bị với nhau. Các thiết bị đó là cảm biến đo lường, sinh trác học, con người, động vật … với dữ liệu nền tảng đám mây.
-
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 1181
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Điềm khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin để các bạn nắm rõ hơn về hai khái nhiệm này. Hiểu được khái niệm này giúp chúng ta lựa chọn các thiết bị đo áp suất chín xác nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
-
Na2CO3 LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 476
Na2CO3 là gì ? đây là chất hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống. Tuy là muối nhưng Na2CO3 là một chất ăn mòn nên không được dùng trong chế biến thực phẩm. Natri cacbonat, còn gọi là soda, là một loại muối cacbonat của natri có công thức hóa học là Na2CO3. Na2CO3 có nhiều trong tự nhiên như nước khoáng, nước biển, tro của rong biển và muối mỏ trong lòng đất. Theo các ghi chép lịch sử, từ 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đã biết khai thác Na2CO3. Đến thế kỷ XV – XVI, tro rong biển đã được dùng để sản xuất xà phòng và thủy tinh.
-
CÁC DÒNG CẢM BIẾN ĐO MỨC SILO THÔNG DỤNG
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 378
Các dòng cảm biến đo mức silo thông dụng hiện nay gồm những dòng nào ? đặc điểm kỹ thuật của từng dòng là như thế nào ? Trong bài này chúng tôi chia sẻ với các bạn về các dòng cảm biến mực nước và các dòng chất rắn được dùng phổ biến trong công nghiệp. Với các ứng dụng khác nhau thì sẽ có phương pháp đo mức khác nhau. Trong bài này chúng tôi chia sẻ về dòng :
-
CHUYỂN ĐỘ C SANG ĐỘ F LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 1419
Chuyển độ C sang độ F như thế nào ? Trong công nghiệp và đời sống, đo nhiệt độ là nhu cầu không thể thiếu. Có nhiều ứng dụng cần phải đo nhiệt độ chính xác. Tuy nhiên hiện nay có hai đơn vị nhiệt độ được dùng khá nhiều đó là độ C và đơn vị độ F. Việc dùng nhiều đơn vị nhiệt độ sẽ gây khó khăn trong quá trình đo lường và giám sát. Trong bài chia sẻ này mình giới thiệu các bạn cách đổi đơn vị nhiệt độ đơn giản nhất.