HDMI ? PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU HDMI 1.4 - 2.0 -2.1
- Ngày đăng: 26-10-2022
Kể từ khi máy tính trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi thì nhiều loại cáp khác nhau đã ra đời. Và một trong những phụ kiện được sử dụng nhiều hiện nay vẫn là cáp HDMI. Vậy HDMI là gì? HDMI có những ưu điểm gì mà lại được ưa chuộng như vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí về HDMI là gì nhé!
HDMI là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa giữa HDMI 1.4, 2.0 và 2.1
Kể từ khi máy tính trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi thì nhiều loại cáp khác nhau đã ra đời. Và một trong những phụ kiện được sử dụng nhiều hiện nay vẫn là cáp HDMI. Vậy HDMI là gì? HDMI có những ưu điểm gì mà lại được ưa chuộng như vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí về HDMI là gì nhé!
HDMI là gì?
HDMI là cụm từ viết tắt của High-Definition Multimedia Interface là một tiêu chuẩn và là giao diện hoặc cổng để truyền dữ liệu âm thanh, video kỹ thuật số độ nét cao giữa các thiết bị. HDMI hiện được hỗ trợ trên hơn một tỷ thiết bị bao gồm máy tính xách tay, máy tính để bàn, màn hình máy tính, máy chiếu video, truyền hình kỹ thuật số. Vâỵ HDMI là một loại dây cáp có nhiệm vụ truyền tải tín hiệu HDMI với 2 đầu có sẵn cổng HDMI.
HDMI là gì?
Cấu tạo của HDMI
Cấu tạo của đầu cáp HDMI bao gồm 19 chân. Mỗi chân của nó đảm nhiệm những nhiệm vụ, vai trò khác nhau và trong quá trình truyền dữ liệu. Dưới đây là hình ảnh về cấu tạo của HDMI mà bạn đọc có thể tham khảo:
Cấu tạo của HDMI
Nguyên lý hoạt động của HDMI là gì?
- Chân từ 1-9 mang 3 kênh dữ liệu TMDS. TMDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Transition Minimized Differential Signaling. Dữ liệu TMDS bao gồm cả thông tin âm thanh lẫn hình ảnh. Ở mỗi kênh có 3 dây riêng biệt cho giá trị là -/+ và một tiếp đất (mát) hoặc một lá chắn tín hiệu.
- Chân từ 10-12 mang dữ liệu cho kênh TMDS clock. Chúng có vai trò giúp giữ tín hiệu được đồng bộ.
- Chân 13 là kênh CES (Consumer Electronics Control) hay còn được gọi là kiểm soát lượng điện tiêu thụ. Vai trò chính là dùng để gửi lệnh và kiểm soát dữ liệu được kết nối giữa các thiết bị với nhau.
- Chân 14 được dự phòng dành cho mục đích sử dụng trong tương lai.
- Chân 15 và 16 được dành riêng cho DDC (Display Data Channel), có nghĩa là kênh dữ liệu hiển thị. Chúng được dùng cho thông tin giao tiếp EDID (Extended Display Identification Channel), là kênh xác định hiển thị mở rộng giữa các thiết bị.
- Chân 17 là một lá chắn tín hiệu cho kênh CEC (Consumer Electronics Control: Kiểm soát lượng điện tiêu thụ) và DDC (Display Data Channel-kênh dữ liệu hiển thị).
- Chân 18 mang nguồn điện +5V.
- Chân 19 là chân bảo vệ nóng, chúng dành riêng để giám sát nguồn điện tăng giảm và những lần cắm hoặc rút dây.
Ưu điểm của HDMI là gì?
Ưu điểm của HDMI là gì?
- Truyền tín hiệu tốt và ổn định.
- Cáp giao diện HDMI được sử dụng để mang cả tín hiệu âm thanh và hình ảnh.
- Các biểu đồ được hiển thị với độ sắc nét hơn trên màn hình.
- Cung cấp giao tiếp 2 chiều với cấu hình tự động.
- Cung cấp tính toàn vẹn của tín hiệu và do đó có thể truyền nội dung HD mà không bị suy giảm hoặc thay đổi.
- HDMI cho phép truyền tải hình ảnh ở độ phân giải cao full HD 60 khung hình/giây.
- Cáp HDMI thường có giá cả phải chăng hơn so với các loại cáp thông thường.
Công dụng của HDMI
Những đoạn phim có hình ảnh chi tiết, chất lượng cao và tiết tấu nhanh sẽ mang mật độ dữ liệu cần truyền tải trên dây HDMI lớn hơn gấp nhiều lần. Chính vì thế đòi hỏi HDMI phải có tốc độ truyền dẫn thật nhanh chóng.
Mặc dù vậy, khi truyền dữ liệu với mật độ lớn ở tốc độ cao sẽ xuất hiện nhiều lỗi nhiều hơn. Từ đó dẫn đến hình ảnh phát ra có thể bị mất đường viền và độ sắc nét. Hầu hết các lỗi này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng việc nâng cao chất lượng của nguồn dây dẫn.
Công dụng của HDMI
HDMI có bao nhiêu loại?
Hiện nay HDMI được chia làm 5 loại chính là:
- Cáp HDMI chuẩn: Loại này chỉ hỗ trợ tới độ phân giải ở mức 1080i/6oHz.
- Cáp HDMI tốc độ cao: Loại này hỗ trợ độ phân giải lên tới 1080p. Có các tính năng như Deep Color, định dạng 3D (theo chuẩn 1.4).
- Cáp HDMI chuẩn có Ethernet: Loại cáp này giống với cáp HDMI chuẩn nhưng có thêm đường Ethernet.
- Cáp HDMI tốc độ cao có Ethernet: Loại cáp này giống với cáp HDMI tốc độ cao nhưng có thêm đường Ethernet.
- Cáp HDMI Automotive: Loại cáp này hỗ trợ kết nối thiết bị phát HDMI với thiết bị HDMI ở trong xe hơi.
Phân biệt sự khác nhau giữa HDMI 1.4, 2.0 và 2.1
Phân biệt sự khác nhau giữa HDMI 1.4, 2.0 và 2.1
Phiên bản HDMI 1.4 được phát hành vào ngày 28/5/2009. HDMI 1.4 có thể mang 1080p với tần số là 60Hz và 2160p 4K ultra HD với 30Hz.
Phiên bản HDMI 2.0 được phát hành vào ngày 4/9/2013 và nó còn được gọi là HDMI UHD. Có một số cải tiến đã được giới thiệu với phiên bản HDMI này đó là:
- Băng thông đã được tăng lên để cho phép truyền dữ liệu ở tốc độ 18 Gbps.
- Cung cấp khả năng cho video UHD với mức độ phân giải lên đến 4K ở 50 hoặc 60 Hz.
- Cho phép sử dụng mã hóa 8b/10b.
- Cho phép truyền lên đến 32 kênh âm thanh.
- Được cung cấp để lấy mẫu âm thanh ở tốc độ là 1532kHz.
Phiên bản HDMI 2.1 được ra mắt vào ngày 28/11/2017. Các tính năng chính được bổ sung trong phiên bản HDMI 2.1 bao gồm:
- Hỗ trợ thêm cho độ phân giải 10k ở 120Hz.
- Nén dòng hiển thị (DSC) 1.2 được sử dụng cho các định dạng video cao hơn 8K với lấy mẫu con sắc độ 4:2:0.
- Giới thiệu loại cáp HDMI mới có tên 48G để cho phép cáp được chứng nhận để mang tốc độ dữ liệu mới cao hơn.
Sử dụng cáp HDMI với PC
Cổng HDMI thường xuất hiện trên PC cùng với card đồ họa và bảng điều khiển. Để có thể sử dụng cáp HDMI với PC thì bạn chỉ cần cắm một đầu của cáp HDMI vào cổng phía sau PC, còn đầu kia cắm vào màn hình.
Nếu bạn đang sở hữu PC cũ chỉ có cổng DVI và analog thì phải cần nâng cấp card đồ họa để sử dụng HDM. Còn nếu trong trường hợp màn hình chỉ có cổng DVI và analog thì nếu muốn sử dụng cáp HDMI với màn hình đó thì phải cần bộ chuyển đổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về HDMI là gì mà smartplc.com.vn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về HDMI!
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
WIFI LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
- Lượt xem: 544
Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity. Nhiệm vụ của wifi này là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu đến các thiết bị kết nối mà không cần đến dây.. Loại sóng vô tuyến này giống như sóng điện thoại, radio,.. nhưng đường truyền sóng ngắn hơn. Đặc biệt là tất cả các thiết bị thông minh như máy tính bảng, smartphone, laptop đều có khả năng kết nối wifi, nên rất thuận tiện trong quá trình sử dụng. Hầu hết các wifi hiện nay đều hoạt động trên hai loại băng tần là 2,4GHz và 5GHz với các chuẩn kết nối IEEE 802.11. Tốc độ truyền tải như thế nào là phụ thuộc vào gói cước mà người dùng đăng ký với nhà mạng.
-
CLOUD SCADA (CLOUD BASED SCADA) VÀ SCADA TRUYỀN THỐNG
- Ngày đăng: 21-12-2022
- Lượt xem: 538
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) đã tồn tại ba thập kỷ; cho đến ngày nay nó vẫn được coi là giải pháp trực quan để giao tiếp với PLC và cung cấp đa chức năng như cảnh báo, ghi nhật ký theo dõi, đồ thị – biểu đồ và HMI . Ngày nay, hầu hết các gói phần mềm SCADA đều bao gồm giao diện web và giao diện trên di động thông minh; đồng thời duy trì và phát triển các tính năng này như giải pháp công nghiệp Internet of Things (IIoT) hay công nghiệp 4.0. Với sự phát triển đó, những lợi ích của việc tận dụng IIoT có thể thực sự là loại bỏ được SCADA truyền thống.
-
CHUẨN TRUYỀN THÔNG RS-485 MODBUS
- Ngày đăng: 02-12-2022
- Lượt xem: 640
Nó là một giao thức mở sử dụng đường chuyền về cơ bản là của RS485, ưu điểm đơn giản, dễ dùng, cấu hình gọi, ổn định. Kết nối các thiết bị gọi là Master và một vài ông Slave với nhau thông qua các bus hoặc Network. Nói đến truyền thông phải đề cập ngay tới khung bản tin (hay còn gọi là Frame) của chuẩn truyền thông đó như thế nào.
-
TÌM HIỂU VỀ MODBUS LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 504
Modbus là một giao thức truyền thông được phát triển vào năm 1979, bởi Modicon ( nay là chneider Electric); và đang được tổ chức Modbus duy trì. Về mặt công nghệ, nó là một giao thức truyền thông nối tiếp. Nói cách khác, Modbus là một cách để các thiết bị công nghiệp điện tử giao tiếp với nhau. Nó cho phép thông tin được truyền qua các đường nối tiếp giữa các thiết bị điện tử. Các thiết bị có thể yêu cầu thông tin, cũng như cung cấp nó
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA RS232 VÀ RS485
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 1776
Nếu bạn không chuyên về kỹ thuật, nhưng trong môi trường làm việc của bạn hay nghe nói đến chuẩn kết nối Modbus RS232 và RS485. Ở bài viết này mình xin chia sẻ nhưng khái niệm cơ bản nhất chuẩn kết nối RS232 và RS485.