WIFI LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 28-12-2022
Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity. Nhiệm vụ của wifi này là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu đến các thiết bị kết nối mà không cần đến dây.. Loại sóng vô tuyến này giống như sóng điện thoại, radio,.. nhưng đường truyền sóng ngắn hơn. Đặc biệt là tất cả các thiết bị thông minh như máy tính bảng, smartphone, laptop đều có khả năng kết nối wifi, nên rất thuận tiện trong quá trình sử dụng. Hầu hết các wifi hiện nay đều hoạt động trên hai loại băng tần là 2,4GHz và 5GHz với các chuẩn kết nối IEEE 802.11. Tốc độ truyền tải như thế nào là phụ thuộc vào gói cước mà người dùng đăng ký với nhà mạng.
WIFI LÀ GÌ ?
Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity. Nhiệm vụ của wifi này là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu đến các thiết bị kết nối mà không cần đến dây.. Loại sóng vô tuyến này giống như sóng điện thoại, radio,.. nhưng đường truyền sóng ngắn hơn. Đặc biệt là tất cả các thiết bị thông minh như máy tính bảng, smartphone, laptop đều có khả năng kết nối wifi, nên rất thuận tiện trong quá trình sử dụng. Hầu hết các wifi hiện nay đều hoạt động trên hai loại băng tần là 2,4GHz và 5GHz với các chuẩn kết nối IEEE 802.11. Tốc độ truyền tải như thế nào là phụ thuộc vào gói cước mà người dùng đăng ký với nhà mạng.
Wifi là gì ? wireless là gì ?
Mạng wifi và wireless khác nhau như thế nào ?. Mạng không dây wireless là một nhóm hoặc mạng gồm nhiều thiết bị, nơi dữ liệu được gửi và nhận qua các tần số vô tuyến. Mạng không dây nói chung bao gồm một số dạng truyền dẫn vô tuyến để phát và nhận tín hiệu không dây trên một dải phổ bức xạ điện từ xác định, thường được gọi đơn giản là “phổ”. Việc truyền dữ liệu qua mạng không dây thường được thực hiện qua ăng-ten, thường là những phần cứng nhỏ, được nhúng trong một thiết bị nhất định. Các mạng không dây khác nhau sẽ sử dụng các dải tần số khác nhau. Trong dải phổ, cũng có các kênh khác nhau để giúp giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn trong một tần số phổ nhất định.
Có nhiều loại mạng không dây phục vụ các nhu cầu khác nhau, bao gồm:
Mạng không dây thành phố (MWN) : MWN là mạng không dây do cơ quan chính quyền địa phương điều hành. Nó cung cấp quyền truy cập cho người dùng trên một vùng địa lý nhất định.Mạng cục bộ không dây (WLAN) : Mạng WLAN được kích hoạt thông qua công nghệ Wi-Fi trong mạng cục bộ. Nó sử dụng một điểm truy cập không dây cho phép kết nối với các thiết bị điểm cuối.
Mạng WLAN cũng sử dụng nhiều thông số kỹ thuật của các chuẩn Wi-Fi, bao gồm Wi-Fi 6 – còn được gọi là 802.11ax – là thế hệ mới nhất và là tiêu chuẩn cho internet không dây.
Mạng vùng đô thị không dây (WMAN)L Mạng WMAN cung cấp khả năng truy cập bên ngoài văn phòng và mạng gia đình. Nó lớn hơn mạng cục bộ không dây, nhưng nhỏ hơn mạng diện rộng không dây.
Mạng khu vực cá nhân không dây (WPAN) :WPAN thường được kích hoạt với công nghệ không dây tầm ngắn, chẳng hạn như Bluetooth, để kết nối với các thiết bị như bàn phím, chuột và tai nghe.
Mạng diện rộng không dây (WWAN): WWAN đôi khi còn được gọi là băng thông rộng di động. WWAN sử dụng công nghệ di động – bao gồm 2G, 3G, 4G, LTE và 5G – để cho phép truyền thông không dây.
Một cách đơn giản, wireless dùng để chỉ các kết nối mạng không dùng dây dẫn (dây cáp) như Internet không dây, bluetooth, hồng ngoại, FM… Còn wifi (viết tắt của Wireless Fidelity) chỉ là mạng Internet không dây, cũng là một thành phần trong mạng không dây wireless.
Có các chuẩn Wifi nào đang hoạt động ?
Để tạo được kết nối Wifi nhất thiết phải có Router (bộ thu phát), Router này lấy thông tin từ mạng Internet qua kết nối hữu tuyến có dây rồi chuyển nó sang tín hiệu vô tuyến và gửi đi, bộ chuyển tín hiệu không dây (adapter) trên các thiết bị trang bị công nghệ wifi thu nhận tín hiệu này rồi giải mã nó sang những dữ liệu cần thiết. Quá trình này có thể thực hiện ngược lại, Router nhận tín hiệu vô tuyến từ Adapter và giải mã chúng rồi gởi qua Internet.
Các chuẩn WIFI hiện nay gồm có:
-
Tiêu Chuẩn 802.11
Tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) tạo ra một tập hợp các chuẩn để mô tả thông số kĩ thuật của mạng không dây và gọi nó là IEEE 802.11 (gọi tắt 802.11), chuẩn kết nối 802.11 còn bao gồm các chuẩn nhỏ là a/b/g/n/ac như bạn thường thấy khi xem thông số các thiết bị.
-
Tiêu Chuẩn 802.11
Năm 1997, IEEE đã giới thiệu chuẩn mạng không dây đầu tiên và đặt tên nó là 802.11. Tuy nhiên chuẩn 802.11 chỉ hỗ trợ tốc độ mạng tối đa 2 Mbps với băng tần 2.4 GHz, rất chậm so với ngày nay và không được áp dụng rộng rãi trên thị trường.
-
Tiêu Chuẩn 802.11b
EEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, tạo ra chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống.
802.11b sử dụng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát (2.4 GHz) giống như chuẩn ban đầu 802.11. Các nhà cung cấp thích sử dụng tần số này để giảm chi phí sản xuất. Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz. Mặc dù vậy, bằng cách lắp các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này.
-
Ưu điểm của 802.11b – giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị cản trở.
- Nhược điểm của 802.11b – tốc độ tối đa thấp nhất; các thiết bị gia dụng có thể gây trở ngại cho tần số vô tuyến mà 802.11b bắt được.
-
Tiêu Chuẩn 802.11a
Chuẩn 802.11a cũng được phát triển song song với chuẩn 802.11b, tuy nhiên chuẩn a thường được sử dụng trong các mạng của doanh nghiệp thay vì gia đình như chuẩn b vì giá thành khá cao.
So với chuẩn 802.11b, chuẩn này hỗ trợ tốc độ tối đa gần gấp 5 lần, lên đến 54 Mpbs và sử dụng băng tần vô tuyến 5 GHz có thể tránh tình trạng bị nhiễu do các thiết bị khác. Tuy nhiên do tần số cao hơn nên phạm vi hoạt động của chuẩn 802.11a có phần hẹp hơn (40-100m) và khó xuyên qua các vật cản, vách tường.
-
Tiêu Chuẩn 802.11g
Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường. 802.11g là một nỗ lực để kết hợp những ưu điểm của chuẩn 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b, điều đó có nghĩa là các điểm truy cập 802.11g sẽ làm việc với các adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại.
-
Ưu điểm của 802.11g – tốc độ cực nhanh; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị cản trở.
- Nhược điểm của 802.11g – giá thành đắt hơn 802.11b; các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ những đồ gia dụng sử dụng cùng tần số tín hiệu vô tuyến không được kiểm soát.
-
Tiêu Chuẩn 802.11n (hay wifi 802.11 b/g/n)
Đây là chuẩn tương đối mới (mới nhất là chuẩn ac) và đang sử dụng khá phổ biến hiện nay. Chuẩn WiFi 802.11n được đưa ra nhằm cải thiện chuẩn 802.11g bằng cách sử dụng công nghệ MIMO (Multiple-Input Multiple-Output) tận dụng nhiều anten hơn.
Chuẩn kết nối 802.11n hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 600 Mpbs, có thể hoạt động trên cả băng tần 2,4 GHz và 5 GHz, nếu router hỗ trợ thì hai băng tần này có thể cùng phát sóng song song. Chuẩn kết nối này đã và đang dần thay thế chuẩn 802.11g với tốc độ cao, phạm vi tín hiệu rất tốt (từ 100-250m) và giá thành đang ngày càng phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
-
Tiêu Chuẩn 802.11ac (hay 802.11 a/b/g/n/ac)
Chuẩn 802.11ac là chuẩn mới WiFi nhất của IEEE đã được tung ra thị trường, áp dụng công nghệ đa anten đã có trên chuẩn 802.11n, với băng tần 5 GHz và tốc độ tối đa lên đến 1730 Mbps người dùng sẽ trải nghiệm tốc độ mạng ở mức cao nhất. Tuy nhiên giá thành của bộ phát tín hiệu WiFi chuẩn ac hiện tại còn khá cao so với các chuẩn còn lại.
Các tiêu chuẩn IEEE 802.11 sau đây tồn tại hoặc đang phát triển
- 802.11a – 54 Mbps, tín hiệu 5 GHz (được phê chuẩn 1999)
- 802.11ac – 3.46Gbps, hỗ trợ tần số 2.4 và 5GHz thông qua 802.11n
- 802.11ad – 6.7Gbps, tín hiệu 60GHz (2012)
- 802.11ah – tạo ra các mạng Wifi có phạm vi mở rộng vượt ra ngoài tầm của mạng 2.4-5GHz thông thường
- 802.11aj – được phê chuẩn năm 2017, được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc.
- 802.11ax – đang chờ được phê chuẩn, dự là trong năm 2018, nếu được thông qua đây chính là chuẩn Wifi 6 đang được mọi người mong chờ.
- 802.11ay – đang chờ được phê chuẩn, dự là trong năm 2019
- 802.11az – đang chờ, mong đợi được phê chuẩn vào năm 2019
- 802.11b – Chuẩn 11 Mbps, tín hiệu 2.4 GHz (1999)
- 802.11c – hoạt động của các kết nối bridge (chuyển sang 802.1D)
- 802.11d – tiêu chuẩn toàn cầu đối với các quy định sử dụng phổ tín hiệu không dây (2001)
- 802.11e – hỗ trợ Chất lượng Dịch vụ (QoS) (chưa được phê chuẩn)
- 802.11F – Inter-Access Point Protocol, được đề xuất cho giao tiếp giữa các điểm truy cập để hỗ trợ roaming client (2003)
- 802.11g – 54 Mbps, tín hiệu 2.4 GHz (2003)
- 802.11h – phiên bản nâng cao của 802.11a để hỗ trợ các yêu cầu quy định của châu Âu (2003)
- 802.11i – cải tiến an ninh cho dòng 802.11 (2004)
- 802.11j – cải tiến cho tín hiệu 5 GHz để hỗ trợ các yêu cầu quy định của Nhật Bản (2004)
- 802.11k – quản lý hệ thống WLAN
- 802.11l – bỏ qua để tránh nhầm lẫn với 802.11i
- 802.11m – nâng cấp tài liệu hướng dẫn cho chuẩn 802.11
- 802.11n – cải thiện 100+ Mbps trên 802.11g (2009)
- 802.11o – đã bỏ qua
- 802.11p – truy cập không dây cho môi trường xe cộ
- 802.11q – bỏ qua
- 802.11r – hỗ trợ chuyển vùng nhanh qua Chuyển tiếp dịch vụ cơ bản
- 802.11s – mạng lưới ESS cho các điểm truy cập
- 802.11T – dự đoán Hiệu suất Không dây – đề xuất cho các tiêu chuẩn và chỉ số thử nghiệm
- 802.11u – liên mạng với mạng 3G, mạng di động và các dạng mạng bên ngoài khác
- 802.11v – quản lý mạng không dây, cấu hình thiết bị
- 802.11w – tăng cường bảo mật cho các frame quản lý được bảo vệ
- 802.11x – bỏ qua (tên chung cho cả dòng tiêu chuẩn 802.11)
- 802.11y – giao thức dựa trên bối cảnh để tránh xung đột
Đó là một số thông tin về mạng Wireless cũng như Wifi. Bài viết có thiếu sót mong các bạn thông cảm.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Bài viết khác
-
CLOUD SCADA (CLOUD BASED SCADA) VÀ SCADA TRUYỀN THỐNG
- Ngày đăng: 21-12-2022
- Lượt xem: 570
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA) đã tồn tại ba thập kỷ; cho đến ngày nay nó vẫn được coi là giải pháp trực quan để giao tiếp với PLC và cung cấp đa chức năng như cảnh báo, ghi nhật ký theo dõi, đồ thị – biểu đồ và HMI . Ngày nay, hầu hết các gói phần mềm SCADA đều bao gồm giao diện web và giao diện trên di động thông minh; đồng thời duy trì và phát triển các tính năng này như giải pháp công nghiệp Internet of Things (IIoT) hay công nghiệp 4.0. Với sự phát triển đó, những lợi ích của việc tận dụng IIoT có thể thực sự là loại bỏ được SCADA truyền thống.
-
CHUẨN TRUYỀN THÔNG RS-485 MODBUS
- Ngày đăng: 02-12-2022
- Lượt xem: 675
Nó là một giao thức mở sử dụng đường chuyền về cơ bản là của RS485, ưu điểm đơn giản, dễ dùng, cấu hình gọi, ổn định. Kết nối các thiết bị gọi là Master và một vài ông Slave với nhau thông qua các bus hoặc Network. Nói đến truyền thông phải đề cập ngay tới khung bản tin (hay còn gọi là Frame) của chuẩn truyền thông đó như thế nào.
-
TÌM HIỂU VỀ MODBUS LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 517
Modbus là một giao thức truyền thông được phát triển vào năm 1979, bởi Modicon ( nay là chneider Electric); và đang được tổ chức Modbus duy trì. Về mặt công nghệ, nó là một giao thức truyền thông nối tiếp. Nói cách khác, Modbus là một cách để các thiết bị công nghiệp điện tử giao tiếp với nhau. Nó cho phép thông tin được truyền qua các đường nối tiếp giữa các thiết bị điện tử. Các thiết bị có thể yêu cầu thông tin, cũng như cung cấp nó
-
SỰ KHÁC NHAU GIỮA RS232 VÀ RS485
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 1831
Nếu bạn không chuyên về kỹ thuật, nhưng trong môi trường làm việc của bạn hay nghe nói đến chuẩn kết nối Modbus RS232 và RS485. Ở bài viết này mình xin chia sẻ nhưng khái niệm cơ bản nhất chuẩn kết nối RS232 và RS485.
-
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIAO THỨC MODBUS RTU
- Ngày đăng: 25-11-2022
- Lượt xem: 516
Giao thức Modbus RTU là một giao thức mở. Sử dụng đường truyền vật lý RS-232 hoặc RS485 và mô hình dạng Master-Slave. Đây là một giao thức được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: Như BMS (Building Management Systems), tự động hóa, công nghiệp, điện lực,…. Chắc hẳn sẽ có bạn tự hỏi, tại sao giao thức Modbus này lại thông dụng như thế. Đi đến đâu, đụng vào thiết bị gì thì hầu như cũng có giao thức này?