DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU DC LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 03-01-2023
Chắc hẳn ai trong chúng ta ai cũng đã từng nghe về điện DC. Vậy dòng điện DC là gì ? DC là viết tắt của Direct Current, mặc dù nó thường được gọi là “Dòng điện một chiều”. Dòng điện một chiều được định nghĩa là dòng điện tích chạy theo một chiều. Trong dòng điện một chiều, các êlectron chuyển từ vùng mang điện tích âm sang vùng có điện tích dương mà không đổi hướng. Điều này không giống như các mạch điện xoay chiều (AC) nơi dòng điện có thể chạy theo cả hai hướng.
DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU DC LÀ GÌ ?
Chắc hẳn ai trong chúng ta ai cũng đã từng nghe về điện DC. Vậy dòng điện DC là gì ? DC là viết tắt của Direct Current, mặc dù nó thường được gọi là “Dòng điện một chiều”. Dòng điện một chiều được định nghĩa là dòng điện tích chạy theo một chiều. Trong dòng điện một chiều, các êlectron chuyển từ vùng mang điện tích âm sang vùng có điện tích dương mà không đổi hướng. Điều này không giống như các mạch điện xoay chiều (AC) nơi dòng điện có thể chạy theo cả hai hướng.
Dòng điện một chiều DC là gì ? và tìm hiểu về nó
Dòng điện một chiều có thể chạy qua vật liệu dẫn điện như dây dẫn và cũng có thể chạy qua chất bán dẫn. Pin là ví dụ tốt nhất về nguồn DC. Trong pin, năng lượng điện được tạo ra từ năng lượng hóa học được lưu trữ trong pin. Khi một pin được kết nối trong một mạch điện, nó cung cấp một dòng điện tích không đổi từ cực âm đến cực dương của pin. Bộ chỉnh lưu được sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Và bộ biến tần dùng để biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi. Do đó, kí hiệu của dòng điện một chiều là một đoạn thẳng. Kí hiệu của dòng điện một chiều và xoay chiều như hình bên dưới.
Đặc tính của dòng DC
Dòng điện một chiều được ký hiệu là dòng DC (Direct Current). Có thể hiểu một cách đơn giản dòng điện một chiều là dòng điện chạy theo một hướng cố định. Cường độ của nó có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều. Dòng điện một chiều dòng điện xoay chiều.
Chúng ta có thể bắt gặp điện một chiều trong các thiết bị như: pin, sạc điện thoại, bình ắc quy….. Đối với điện DC thì trên thiết bị chứa điện DC sẽ có ký hiệu âm (-) và dương (+). Ngoài ra, chúng ta cũng có nghe đến điện áp một chiều như: 12VDC, 24VDC, 48VDC….. Một số đặc tính của điện DC như:
- Cường độ dòng điện có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm.
- Dòng DC được tạo ra từ nguồn pin, ắc quy, năng lượng mặt trời.
Cách đo điện DC như thế nào
Các bước đo điện áp một chiều:
- Mắc vôn kế song song với mạch cần đo điện áp.
- Có thể mắc song song trực tiếp vôn kế với nguồn điện như mạch phải hở.
- Đọc số (hoặc kim) chỉ thị trên vôn kế.
- Mắc chốt dương của vôn kế hướng đến cực dương của nguồn điện và ngược lại.
Các công thức tính trong mạch điện DC.
- Tính cường độ dòng điện “I”
Cường độ dòng điện là điện tích di chuyển qua bề mặt nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu cách khác thì đó là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện. Đại lượng này ký hiệu là I và có đơn vị đo là Ampe (A).
- Công thức là : I = q/t
Trong đó:
I là cường độ dòng điện không đổi, đơn vị là A.
q chính là điện lượng đi qua tiết diện của vật dẫn, đơn vị là C.
t là thời gian điện lượng đi qua tiết diện vật dẫn, đơn vị là s.
Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật Ôm là:
- I = U/R
Trong đó:
U là hiệu điện thế của dòng điện, đơn vị là V.
R là điện trở của dòng điện, đơn vị là Ω.
Công thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch theo định luật Ôm:
Đối với đoạn mạch nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
Đối với đoạn mạch song song: I = I1 + I2 + … + In
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Bài viết khác
-
LoRa LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 575
LoRa là gì ? Chắc hẳn chúng ta đã ít nhất một lần được nghe đến công nghệ này hay cụm từ này. Đây là một khái niệm công nghệ mới. LoRa là một công nghệ không dây dùng để truyền dữ liệu tầm xa, năng lượng thấp và an toàn cho các ứng dụng M2M và IoT. LoRa được sử dụng để kết nối không dây giữa các thiết bị với nhau. Các thiết bị đó là cảm biến đo lường, sinh trác học, con người, động vật … với dữ liệu nền tảng đám mây.
-
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 1180
Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối là gì ? Điềm khác nhau giữa hai thuật ngữ này là gì ? Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số thông tin để các bạn nắm rõ hơn về hai khái nhiệm này. Hiểu được khái niệm này giúp chúng ta lựa chọn các thiết bị đo áp suất chín xác nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin liên quan đến Áp suất tuyệt đối và áp suất tương đối
-
Na2CO3 LÀ GÌ ?
- Ngày đăng: 06-01-2023
- Lượt xem: 476
Na2CO3 là gì ? đây là chất hóa học được sử dụng phổ biến trong sản xuất và đời sống. Tuy là muối nhưng Na2CO3 là một chất ăn mòn nên không được dùng trong chế biến thực phẩm. Natri cacbonat, còn gọi là soda, là một loại muối cacbonat của natri có công thức hóa học là Na2CO3. Na2CO3 có nhiều trong tự nhiên như nước khoáng, nước biển, tro của rong biển và muối mỏ trong lòng đất. Theo các ghi chép lịch sử, từ 4.000 năm trước, người Ai Cập cổ đã biết khai thác Na2CO3. Đến thế kỷ XV – XVI, tro rong biển đã được dùng để sản xuất xà phòng và thủy tinh.
-
CÁC DÒNG CẢM BIẾN ĐO MỨC SILO THÔNG DỤNG
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 378
Các dòng cảm biến đo mức silo thông dụng hiện nay gồm những dòng nào ? đặc điểm kỹ thuật của từng dòng là như thế nào ? Trong bài này chúng tôi chia sẻ với các bạn về các dòng cảm biến mực nước và các dòng chất rắn được dùng phổ biến trong công nghiệp. Với các ứng dụng khác nhau thì sẽ có phương pháp đo mức khác nhau. Trong bài này chúng tôi chia sẻ về dòng :
-
CHUYỂN ĐỘ C SANG ĐỘ F LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
- Ngày đăng: 05-01-2023
- Lượt xem: 1416
Chuyển độ C sang độ F như thế nào ? Trong công nghiệp và đời sống, đo nhiệt độ là nhu cầu không thể thiếu. Có nhiều ứng dụng cần phải đo nhiệt độ chính xác. Tuy nhiên hiện nay có hai đơn vị nhiệt độ được dùng khá nhiều đó là độ C và đơn vị độ F. Việc dùng nhiều đơn vị nhiệt độ sẽ gây khó khăn trong quá trình đo lường và giám sát. Trong bài chia sẻ này mình giới thiệu các bạn cách đổi đơn vị nhiệt độ đơn giản nhất.