CẢM BIẾN RADAR

1  2  3  4  5
0/5 - 0 Bình chọn - 372 Xem
  1. Ngày đăng: 01-10-2022

Có thể bạn biết nhiều về các thiết bị cảm biến nhưng cảm biến Radar vẫn là một cái tên xa lạ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cảm biến Radar là gì cũng như đặc điểm và cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của sản phẩm.


Cảm biến Radar là gì? Tìm hiểu về đặc điểm và nguyên lý hoạt động

Có thể bạn biết nhiều về các thiết bị cảm biến nhưng cảm biến Radar vẫn là một cái tên xa lạ. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu cảm biến radar là gì ? cũng như đặc điểm và cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của sản phẩm.

Khái niệm cảm biến Radar là gì?

Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thương hiệu của nước mỹ. Chúng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của cả thị trường US và UK. Chính vì vậy, sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt không thể bỏ qua.

Hiện nay bạn có thể biết đến một số cách đo mức như điện dung, sử dụng sóng siêu âm, cánh xoay… Trong đó, cảm biến đo mức dùng Radar cũng khá thông dụng. Chúng được sử dụng để xác định mức đo lương của các vật rắn hư xi măng, than, cát và đá…

Phạm vi hoạt động sản phẩm

Sản phẩm có tính ứng dụng cao trong các hoạt động về công nghiệp. Đặc biệt trong các nhà máy xí nghiệp chuyên về hoạt động sản xuất nước, nước thải, bột, gạo cùng một số nguyên vật liệu rắn phục vụ hoạt động xây dựng.

Sản phẩm vận hành dựa trên sóng Radar nên khả năng phản hồi cao, nhanh chóng và hiệu quả.

Nguyên lý vận hành cảm biến Radar

Sản phẩm hoạt động theo nguyên lý phát sóng radar ở tần số sóng micro wave. Chúng giúp thu và phát sóng đi cũng như thu sóng phản xạ để phát hiện ra đối tượng…

Cấu tạo của thiết bị cảm biến sử dụng sóng Rader khá đặc biệt

Nguyên tắc vận hành của sản phẩm được thực hiện như sau: Khi thiết bị được cấp nguồn điện, cảm biến sẽ hoạt động. Chúng phát ra các chùm sóng theo phương thẳng đứng và chạm vào đối tượng. Chùm sóng phản xạ hắt ngược trở lại về đầu cảm biến. Thông qua bộ phận cảm thụ, chúng hình thành tín hiệu gửi đến bộ phân tích xử lý và tính toán khoảng cách cần tìm. Sản phẩm đặc biệt được ứng dụng trong ngành đo mức.

Tìm hiểu về 3 loại cảm biến Radar phổ biến nhất

Hiện nay, cảm biến radar phổ biến nhất dùng để xác định vật cản, đo tốc độ phương tiện và đo mức radar… Dưới đây là 3 loại cảm biến thông dụng nhất hiện nay:

Cảm biến phát hiện vật cản

  • Thiết bị có nhiều điểm tương đồng với cảm biến tiệm cận.
  • Ứng dụng trên băng tải, dây chuyền tự động hóa.

Cảm biến Radar đo tốc độ phương tiện

  • Tên gọi khác: Súng bắn tốc độ.
  • Các ưu điểm: Phản hồi nhanh, không bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài như khói, bụi..
  • Mạch xử lý tính toán khoảng cách và tốc độ của phương tiện đang lưu thông.

Cảm biến đo mức dùng sóng radar

  • Sử dụng công nghệ cao, ưu việt hơn các sản phẩm cảm biến thông thường.
  • Kết quả chính xác cao và có tốc độ sóng hơn cả siêu âm thanh.

Hệ thống sử dụng cảm biến có gì đặc biệt?
Hệ thống sử dụng cảm biến có gì đặc biệt?

Ưu điểm và hạn chế của thiết bị cảm biến Radar là gì?

Các ưu điểm nổi bật

  • Tính ứng dụng cao khi có thể sử dụng với nhiều chất ở trạng thái khác nhau từ rắn, lỏng đến khí.
  • Độ chính xác không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh hay tác nhân khác.
  • Việc bảo trì thiết bị là tối thiểu khi sản phẩm không có bộ phận chuyển động.
  • Sản phẩm sử dụng tốt cho các ứng dụng ăn mòn và bẩn.

Một số nhược điểm sản phẩm

  • Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cao, đặc biệt với radar không tiếp xúc.
  • Sự kết hợp của chất lỏng và số lượng nhiễu loạn ảnh hưởng đến đồng hồ đo. Trong khi đó, phép đo bị chi phối bởi hằng số điện môi và điều kiện bề mặt.

Ứng dụng của cảm biến Radar trong cuộc sống ngày nay

Ứng dụng chính của sản phẩm dùng để đo đạc và phát hiện vật thể trong nhà máy. Chúng sử dụng cho hầu hết các đối tượng khác nhau từ chất lỏng, chất rắn, chất bột… Trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến tính ứng dụng của cảm biến radar đo mức trong công nghiệp là chính.

Cảm biến đo mức tiếp xúc

Sản phẩm hoạt động tương tự với cảm biến đo mức điện dung, chúng phát sóng trên dây kim loại. Thiết bị dùng để phát hiện mức khác biệt của bề mặt dung dịch thông qua việc nhận tín hiệu và xử lý của bộ điều khiển.

Hình ảnh cảm biến đo mức tiếp xúc

Cảm biến đo mức không tiếp xúc

Khi thực hiện đo, sản phẩm không cần có sự tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt hữu ích với một số nhóm đối tượng như dầu nhớt, thực phẩm và các loại hoát chất có tính axit cao…

Ngoài ra, khi chọn cảm biến radar đo mức bạn cần phải xác định một số vấn đề cụ thể để có quyết định mua đúng đắn nhất.

  • Đối tượng cần đo là gì, chúng có tính ăn mòn hay không, nên đo bằng phương pháp nào?
  • Vị trí cần lắp đặt có gì bất tiện không?
  • Khi chọn thang đo, thang đo nào mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Tín hiệu ngõ ra nào là phù hợp, đặc biệt áp suất và nhiệt độ tại vị trí cần đo là gì?


Ứng dụng cảm biến radar trong hệ thống cửa tự động

Trên đây là các thông tin quan trọng về cảm biến Radar. Bạn chắc hẳn đã hiểu cảm biến Radar là gì, chúng có những loại nào, đặc điểm ra sao và tính ứng dụng trong cuộc sống… Đây là một khía cạnh vô cùng thú vị đến quý bạn đọc!

 

Thông tin liên hệ

TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC

Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hải Phòng : Trường Trung Cấp Nghề Kỹ Thuật Xi Măng, 3 Hà Nội - Hải Phòng, Trại Chuối, Hồng Bàng, Hải Phòng 04000, Việt Nam

SĐT/Zalo: 0988 803 232

Website: https://smartplc.com.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech

Email: infor.smartplc@gmail.com

Bài viết khác