CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG
- Ngày đăng: 16-11-2022
Cảm biến quang (Photoelectric sensor) hay còn được gọi là mắt thần. Được dùng để phát hiện vật cản hoặc phát hiện màu. Cảm biến quang phát ra một tia sáng, khi có vật cản tia sáng này thì cảm biến phát ra tín hiệu để báo về trung tâm điều khiển.
CẢM BIẾN QUANG LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG
Cảm biến quang là gì?
Cảm biến quang (Photoelectric sensor) hay còn được gọi là mắt thần. Được dùng để phát hiện vật cản hoặc phát hiện màu. Cảm biến quang phát ra một tia sáng, khi có vật cản tia sáng này thì cảm biến phát ra tín hiệu để báo về trung tâm điều khiển.
Nó được dùng nhiều trong các dây chuyền tự động hóa. Cảm biến quang như con mắt trong dây chuyền đó, vì vậy nó đóng vay trò rất quang trọng trong công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang
Cảm biến phát ra một tia sáng và khi có một vật cản trở tia sáng thì cảm biến sẽ xuất tín hiệu OUTPUT relay.
Cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động chi tiết của hai loại : cảm biến quang phản xạ gương và cảm biến quang thu phát.
Cảm biến quang phản xạ gương
Cảm biến quang phản xạ gương có một bộ phát và thu ánh sáng ngay trên cùng 1 cảm biến. Đi kèm là một tấm gương hoặc phản quang có mục đích phản xạ lại ánh sáng phát ra từ đầu cảm biến.
Nguyên lý hoạt động : cảm biến luôn phát ra một tia sáng thẳng về phía trước.
Khi gặp gương thì ánh sáng bị phản xạ ngược lại đầu thu ngay trên cảm biến. Lúc này cảm biến sẽ luôn báo trạng thái ON. Khi có vật cản đi qua thì sẽ làm mất tín hiệu phản hồi về. Lúc đó cảm biến sẽ chuyển trạng thái ON thành OFF.
Tín hiệu ngõ ra ON – OFF được quy định theo loại cảm biến cần dùng. Có ba loại tín hiệu ngõ ra thường dùng là PNP – NPN và Namur.
Ưu điểm :
-Lắp đặt dễ dàng chỉ với 1 đầu cảm biến vừa thu vừa phát
-Phát hiện được các vật trong suốt, mờ, mỏng
-Khoảng cách làm việc khá xa có thể lên tới 20m
-Tiết kiệm dây dẫn và lắp đặt
Cảm biến quang thu phát
Cảm biến quang thu phát cần có đủ 2 con lắp đối diện nhau mới hoạt động. Trong đó một con phát ra ánh sáng và một con thu lại ánh sáng. Khi có vật cản cắt ngang cảm biến sẽ chuyển từ trạng thái ON sang trạng thái OFF.
Nó có trong các môi trường có tính phản xạ ánh sáng cao hoặc các bề mặt hấp thụ ánh sáng mạnh. Các loại cảm biến phản xạ gương thu phát chung không đáp ứng được.
Nguyên lý hoạt động:
– Khi không có vật cản : cảm biến 1 phát ánh sáng, cảm biến 2 thu ánh sáng. Việc thu và phát liên tục nhau, tín hiệu báo trạng thái ON.
– Khi có vật cản : cảm biến 1 phát ánh sáng, cảm biến 2 KHÔNG thu được ánh sáng. Ánh sáng bị cản trở bởi vật che chắn sẽ được cảm biến 2 báo động bằng cách chuyển ON thành OFF.
Ưu điểm:
– Không bị ảnh hưởng bởi bề mặt vật cản
– Sử dụng được cho mọi vật thể có màu sắc khác nhau
– Khoảng cách làm việc xa có thể tới 100m
Cảm biến quang phản xạ khuếch tán
Cảm biến quang phản xạ khuếch tán là loại cảm biến có bộ thu và phát chung.
Cảm biến quang phản xạ khuếch tán được sử dụng rộng rãi trong các chi tiết máy hoặc trên các dây chuyền sản xuất để đếm sản phẩm hoặc phân loại sản phẩm.
Nguyên lý hoạt động:
– Khi không có vật cản : ánh sáng không phản xạ về vị trí thu hoặc bề mặt vật không phản xạ về vị trí thu. Cảm biến báo trạng thái ON.
– Khi có vật cản : cảm biến phát ánh sáng ra liên tục từ bộ phát. Khi gặp vật cản ánh sáng bị phản xạ lại về vị trí thu trên cảm biến.
Đặc điểm: dễ bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc và khoảng cách tối đa là 2m.
Ứng dụng của cảm biến quang
- – Đếm sản phẩm trên băng tải
- – Kiểm tra sản phẩm lỗi
- – Đo độ dày của bề mặt vật thể
- – Phát hiện nhãn dán trên bao bì
- – Kiểm soát an toàn khi đóng – mở cửa nhà xe
- – Bật – tắt vòi rửa xe
- – Phát hiện người – vật đi qua cửa
- – Sử dụng cho các bãi giữ xe tự động
- – Kiểm tra vị trí chi tiết máy có đúng hay chưa
Ưu nhược điểm của cảm biến quang
Ưu điểm:
- Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc. Khoảng cách xa nhất có thể tới 100m
- Tuổi thọ cao, ổn định và chính xác cao cũng như ít bị hao mòn theo thời gian
- Phát hiện được phần lớn các vật chất rắn
- Thời gian đáp ứng nhanh & có thể tuỳ chỉnh được độ nhạy theo mong muốn
- Có nhiều nhà cung cấp khác nhau
Nhược điểm:
- Cảm biến báo ảo khi dính bụi bẩn trên bề mặt
- Cảm biến quang chỉ hoạt động trong một vài điều kiện cụ thể cho từng loại. Màu sắc và độ phản xạ phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của cảm biến.
- Cần phải có kinh nghiệm để chọn đúng loại cho từng ứng dụng cụ thể
Qua bài viết này hy vọng các bạn sẽ nắm dược về cảm biến quang là gì? Nguyên lý và ứng dụng của từng loại. Thông qua ưu nhược điểm cảm biến quang để lựa chọn các loại cảm biến sao cho phù hợp với từng ứng dụng.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm: https://smartplc.com.vn/khoa-hoc.htm
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
CÁCH XỬ LÝ NHIỄU ANALOG 4-20mA
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 1115
Cách xử lý nhiễu analog 4-20mA như thế nào ? Chắc hẳng các bạn kỹ thuật khi xử lý nhiễu tín hiệu analog dạng 4-20mA, 0-10V trong đo lường điều gặp phải vấn đề. Đó là nhiễu tín hiệu. Nhiễu tín hiệu là khi giá trị tín hiệu phát và vị trí thu không giống nhau về giá trị. Có thể giá trị tín hiệu bị sụt giảm hoặc tăng lên. Điều này gây khó khăn trong giám sát và điều khiển. Các nguồn phát tín hiệu analog trong công nghiệp chúng ta thường gặp như cảm biến áp suất, cảm biến siêu âm, đồng hồ lưu lượng…
-
CÁC DÒNG CẢM BIẾN ĐO MỨC SILO THÔNG DỤNG
- Ngày đăng: 23-12-2022
- Lượt xem: 491
Các dòng cảm biến đo mức silo thông dụng hiện nay gồm những dòng nào ? đặc điểm kỹ thuật của từng dòng là như thế nào ? Trong bài này chúng tôi chia sẻ với các bạn về các dòng cảm biến mực nước và các dòng chất rắn được dùng phổ biến trong công nghiệp. Với các ứng dụng khác nhau thì sẽ có phương pháp đo mức khác nhau.
-
4 LOẠI CẢM BIẾN CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN
- Ngày đăng: 28-11-2022
- Lượt xem: 800
Hiện nay trên thị trường có hàng trăm ngàn cảm biến công nghiệp phục vụ các mục đích khác nhau. Nhưng nó có mẫu số chung là được làm từ các sensor phần tử điện thay đổi tính chất theo sự biến đổi của môi trường gọi là đầu dò. Cấu tạo gồm các phần tử mạch điện tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Được đóng gói nhỏ gọn trong một vỏ hộp. Các tín hiệu phát ra được quy chuẩn theo các mức điện áp. Và dòng điện thông dụng nhất phù hợp với các bộ điều khiển.
-
CÁCH ĐẤU NỐI CẢM BIẾN 4-20mA VỚI PLC
- Ngày đăng: 21-11-2022
- Lượt xem: 2175
Cảm biến áp suất là thiết bị cảm nhận áp suất trên đường ống hoặc bồn chứa có áp suất….Áp suất này được chuyển đổi thành tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Các tín hiệu này sẽ được truyền về biến tần hoặc PLC để điều khiển động cơ hoạt động.
-
CẢM BIẾN TIỆM CẬN LÀ GÌ?
- Ngày đăng: 16-11-2022
- Lượt xem: 489
Cảm biến tiệm cận ( Proximity sensor ) được sử dụng để phát hiện vật thể kim loại ( cảm biến loại điện cảm (-inductive proximity sensor ) hoặc phi kim loại ( cảm biến kiểu điện dung – capacity proximity sensor )