NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 4 LỖI PLC THƯỜNG GẶP
- Ngày đăng: 24-11-2022
Trong hệ thống dây chuyền máy móc công nghiệp thường bị lỗi ở PLC, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi PLC thường gặp nhất nhé.
Trong hệ thống dây chuyền máy móc công nghiệp thường bị lỗi ở PLC, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau để nắm rõ một số nguyên nhân và cách khắc phục lỗi PLC thường gặp nhất nhé.
1. Lỗi Không Lên Nguồn
Một trong những lỗi PLC thường gặp nhất chính là không lên nguồn.
Bạn có thể dễ dàng nhận ra lỗi này bằng cách: Bật CB của tủ điện nếu đèn power của PLC không sáng thì chứng tỏ PLC đã bị gặp lỗi hư nguồn.
Nguyên nhân:
– Đối với loại sử dụng nguồn ngoài 24VDC: Do sử dụng nguồn ngoài loại chất lượng kém. Dẫn tới tuổi thọ nguồn cấp này không cao nên thường xuyên hư hỏng.
– PLC cũng có thể bị hư nguồn do bạn cấp quá điện áp 24 VDC. Cấp nhầm chân âm dương hay cấp điện 220v vào PLC sử dụng nguồn 24v.
– Còn với PLC sử dụng nguồn AC220V: Việc không lên nguồn có thể do bộ chuyển đổi nguồn từ 220v thành 24v cấp cho CPU bị hỏng nên dẫn tới PLC không lên nguồn.
– Một số nguyên nhân khác làm cho PLC không lên nguồn: Do hư biến thế, mất pha đầu vào hoặc xảy ra chạm chập.
Để khắc phục lỗi PLC thường gặp này , đòi hỏi các bạn cần có kiến thức chuyên môn. Kiến thức về PLC lẫn kỹ năng sửa chữa mạch điện tử để kiểm tra sửa chữa các linh kiện có liên quan tới khối nguồn. Thường bao gồm diode tụ điện điện trở công suất, cầu chì và biến thế xung. Lưu ý khi PLC gặp sự cố về nguồn phải đảm bảo kiểm tra thật kỹ trước khi đưa vào hoạt động lại vì nếu chưa khắc phục xong phần bị lỗi có thể khiến PLC và tủ điện hư hỏng nặng hơn.
2. PLC bị hư dây tín hiệu ngõ vào ra?
Lỗi PLC thường gặp thứ 2 là plc bị hư ngõ vào ra. Dẫn tới chương trình chạy không đúng hoặc không thể khởi động, điều khiển máy móc dây chuyền được.
Nguyên nhân
– Hỏng ngõ đọc tín hiệu ngõ vào do đấu dây sai âm dương: Làm hư con photo đọc trạng thái ngõ vào của PLC.
– Ví dụ: Cấp 24v trực tiếp vào ngõ vào đối với loại không có điện trở trong. Hoặc điện áp tín hiệu ngõ vào quá cao như trường hợp vô tình gắn điện 220v ở ngõ vào. Đa phân việc hư hỏng tín hiệu ngõ vào là do thao tác đấu nối sai của người sử dụng. Còn hư hỏng do nhà sản xuất có tỷ lệ rất thấp.
– Đối với ngõ ra PLC dạng transistor cũng có thể bị lỗi do nguyên nhân tương tự. Như ngõ vào do đấu nối sai hoặc cấp điện áp quá. Hay tải quá bé làm cho ngõ ra bị chạm dẫn tới cháy con ngõ ra.
– PLC có ngõ ra dạng relay thì bị hai lỗi phổ biến: Tín hiệu ngõ ra luôn on hoặc không thể xuất tín hiệu ngõ ra. Lỗi này do nhiều nguyên nhân như relay đã sử dụng tới giới hạn của nhà sản xuất. Hoặc do sử dụng tiếp điểm relay đóng cắt cho tải có dòng quá lớn gây hư hỏng.
Cách khắc phục: Mở board mạch PLC bên trong. Dùng VOM đo đạc từng chân linh kiện để xác định phần hư hỏng và tiến hành thanh thế.
3. Bị hết pin và cách khắc phục
Cách dòng PLC hiện nay đa số đều lưu chương trình trên bộ nhớ lưu trữ bằng pin. Chính vì vậy mà sau một thời gian sử dụng từ 2-10 năm sẽ dẫn tới tình trạng pin này bị yếu. Hoặc hết pin dẫn tới PLC bị mất chương trình và không chạy được.
Đối với lỗi PLC bị hết pin thì các nhận biết là đèn error báo lỗi trên PLC sẽ sáng. Hoặc đèn báo pin(BAT hoặc Battery) sẽ sáng. Ngay khi phát hiện lỗi này trên PLC các bạn phải tiến hành thật nhanh đồng thời 2 biện pháp như sau:
– 1 là nhanh chóng tải phần mềm và upload chương trình bên trong PLC lên máy tính để lưu trữ lại nếu không bị khóa password và chưa bị mất chương trình.
– 2 là nhanh chóng tìm mua loại pin tương tự để thay thế cho PLC.
=> Tùy loại PLC thì có thể bị mất chương trình sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi báo lỗi hết pin.
Đối với lỗi hết pin PLC thường gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý. Nên chính vì vậy nếu tủ điện điều khiển của bạn đang có PLC thì các bạn nên quan tâm đến vấn đề pin này. Nên có kế hoạch thay pin định kỳ cho PLC. Đối với thời gian hết pin thì tùy thuộc vào thời gian sử dụng máy của bạn. Nếu thời gian dùng máy của bạn nhiều thì pin sẽ lâu hết hơn. Nếu máy của bạn dừng nhiều thì pin sẽ nhanh hết hơn.
4. Một số lỗi PLC thường gặp khác
– PLC không kết nối được với màn hình cảm ứng HMI. Lỗi này có thể do dây truyền thông bị lỏng. Hoặc module truyền thông trên PLC bị lỗi dẫn tới không kết nối được.
– Lỗi chương trình trên PLC chạy bị sai thường rất hiếm gặp. Chủ yếu là do người vận hành thao tác không đúng hoặc bị hư cảm biến hay bị kẹt tải công tắc gì đó. Trường hợp chương trình PLC chạy sai chỉ có thể do người viết chỉnh sửa chương trình không đúng nên dẫn tới bị lỗi.-
– Một số dòng PLC có sử dụng module analog dạng tích hợp. Hoặc dạng module rời ở ngoài có thể gặp lỗi đọc tín hiệu về không đúng, bị nhiễu. Hoặc báo lỗi có thể do bị nhiễu: Do gắn gần tủ điện có biến tần, servo công suất lớn.
– Ngoài ra trong quá trình sử dụng PLC bạn cũng có thể gặp phải lỗi bị chớp nháy ngõ ra liên tục. Thì trường hợp này thường là do PLC bị lỗi CPU.
Tất cả tài liệu: https://smartplc.com.vn/tai-lieu-ky-thuat.htm
Mời bạn tham khảo các khóa học của trung tâm:
· Đào tạo PLC Delta | · Đào tạo lập trình Robot Công nghiệp · Lập trình điều khiển động cơ Servo, Step · Đào tạo Thiết kế, lắp đặt tủ điện chuyên nghiệp |
Thông tin liên hệ
TRUNG TÂM TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHỆ ALPHA TECH PLC
Hà Nội: Tầng 8, Tòa nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT/Zalo: 0988 803 232
Website: https://smartplc.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaoplcalphatech
Email: infor.smartplc@gmail.com
Bài viết khác
-
14 TẬP LỆNH LẬP TRÌNH PLC S7-200
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 1590
Lập trình PLC S7 200 đã có khá lâu rồi, tuy ở các nhà máy, xưởng sản xuất ít còn sử dụng nhưng trong các trường đại học, cao đẳng, nghề vẫn còn dùng trong giảng dạy và tạo bước tiền đề cho sinh viên làm quen với chuyên ngành điều khiển lập trình.
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM PLC FX-TRN-BEG-E
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 1204
Phần Mềm PLC FX – TRN – BEG – E dùng để training cho các bạn mới tiếp cận với PLC. Phần mềm sẽ hướng dẫn các câu lệnh lập trình cùng các bài tập kèm theo từ cơ bản tới nâng cao cùng với hình ảnh mô phỏng trực quan, hệ thống chấm điểm giúp cho người mới học lập trình PLC Mitsubishi tiếp cận nhanh nhất với hãng PLC này cũng như phần mềm lập trình của hãng.
-
HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC MITSUBISHI VỚI CÁC LỆNH CƠ BẢN
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 3503
PLC Mitsubishi là một sản phẩm của tập đoàn Mitsubishi Electric – Tập đoàn về công nghệ hàng đầu của Nhật Bản. PLC hãng Mitsubishi được ứng dụng rộng rãi trong bộ điều khiển các hệ thống trong công nghiệp, từ đơn giản đến phức tạp.
-
6 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PLC LD/LAD, FBD, ST/STL, SFC, IL, C/C++
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 1514
Ladder diagram (LD/LAD), structured text (ST/STL), function block (FB/FBD), instruction list (IL), sequential function chart (SFC). Đây là 5 ngôn ngữ lập trình cho bộ điều khiển lập trình PLC được chỉ định sử dụng theo tiêu chuẩn IEC 61131-3. Ngoài ra, hiện nay các hãng PLC cũng dần dần cập nhật các ngôn ngữ lập trình mới cho PLC như: C/C++
-
TỔNG QUAN PLC ABB AC500, AC500-eCO, AC500-XC, AC500-S Series
- Ngày đăng: 27-01-2023
- Lượt xem: 797
ABB chính thức có mặt tại Việt Nam vào năm 1993. Các dòng PLC ABB phổ biến được thị trường biết đến như: AC500 Series, AC500-eCo Series, AC500-S Series và AC500-XC Series. Các dải PLC ABB này phù hợp với từng quy mô ứng dụng từ nhỏ, vừa cho đến lớn và cao cấp. PLC ABB cung cấp các mức hiệu suất khác nhau với tính sẵn sàng cao, chịu được các môi trường khắc nghiệt, điều khiển chuyển động vị trí, giám sát, hoặc các giải pháp theo chuẩn an toàn.